CAN ĐẢM CÃI SẾP - Trang 110

• Khẳng định lại ý thức về mục đích của nhóm như một bối cảnh

để thích ứng với cuộc khủng hoảng.

• Không chất thêm gánh nặng cho nhà lãnh đạo với những bổn

phận thông thường hay đột biến nếu sự căng thẳng về cảm xúc do
cuộc khủng hoảng gây ra đang đe dọa khả năng hoạt động của nhà
lãnh đạo.

• Giữ cho nhóm được thông tin đầy đủ và trung thực về các diễn

tiến phát triển thực tế và dự kiến để giảm bớt các tin đồn và
những cú sốc.

• Giao cho những người được chỉ định và đào tạo để đối phó trực

tiếp với cuộc khủng hoảng phụ trách đầu mối thông tin, để những
người còn lại có thể hoàn thành công việc của họ.

• Sử dụng cuộc khủng hoảng để thúc đẩy sự tự kiểm điểm của tổ

chức, sao cho các cuộc cải cách để giải quyết các nguyên nhân cơ bản
có thể được khởi phát.

• Sau khi giai đoạn cấp tính của cuộc khủng hoảng đã qua, hãy

giúp đỡ nhóm xử lý bất kỳ thương tổn nào.

Nếu được giao đặc quyền lãnh đạo trong một cuộc khủng hoảng,

chúng ta nên chú ý tới việc từ bỏ nó khi cuộc khủng hoảng đã kết
thúc, trừ khi thẩm quyền chính thức của chúng ta được mở rộng.
Không làm như vậy có thể tạo ra sự nhầm lẫn và mất lòng tin. Một
tổ chức quản lý tốt một cuộc khủng hoảng sẽ tăng cường sự gắn bó
giữa các nhà lãnh đạo và những người thừa hành. Một tổ chức không
làm được như vậy sẽ để lại những vết sẹo đau đớn.

KHI NHÀ LÃNH ĐẠO BỊ ỐM

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.