Sự căng thẳng của nhà lãnh đạo thường rất cao. Nó gây nên một
số tổn hại về thể chất cũng như tâm lý. Nghiện ma túy hoặc nghiện
rượu là đặc biệt có vấn đề, nhưng những vấn đề về tiêu hóa,
tăng huyết áp, mất ngủ, đau nửa đầu cũng có thể cản trở hiệu
suất làm việc của một nhà lãnh đạo, hoặc bị những áp lực đè lên vai
nhà lãnh đạo làm cho trầm trọng hơn. Các loại bệnh có độ dài thời
gian và các biến chứng khác nhau. Mỗi loại bệnh đặt ra thách thức
riêng cho những người thừa hành, từ một cuộc vật lộn kéo dài sáu
tuần với bệnh Lyme(4) cho đến việc qua khỏi một cơn đau tim, một
trận chiến với ung thư hoặc chứng mất trí ngày càng tăng.
Mặc dù bệnh tật có thể tấn công con người ở mọi lứa tuổi, nhưng
phổ biến hơn khi con người đã già đi. Những người lớn tuổi, nhiều
kinh nghiệm hơn lại thường có xu hướng được bổ nhiệm vào các vị trí
lãnh đạo cấp cao. Như vậy, vấn đề về sức khỏe của các nhà lãnh
đạo là phổ biến hơn chúng ta vẫn nghĩ. Một người cấp dưới thân
cận sẽ phải đối mặt với một loại khủng hoảng đặc biệt, đó là khi nhà
lãnh đạo bị ốm. Việc hỗ trợ cho những nhu cầu của nhà lãnh đạo đó
có thể bắt đầu đòi hỏi nhiều hơn và đặt ra những vấn đề mới.
Ở
các cấp lãnh đạo thấp hơn, thách thức thường là làm thế nào
để giữ cho mọi việc tiếp diễn khi vắng mặt nhà lãnh đạo hoặc san sẻ
gánh nặng cho một cách hợp lý, để được nghỉ ngơi, hồi phục sức
khỏe. Khi có một cuộc khủng hoảng như vậy, chúng ta phải quyết
định xem sẽ đảm nhận những trách nhiệm và quyền hạn nào là thích
hợp.
Ở
các cấp lãnh đạo cao hơn, vấn đề có thể trở nên phức tạp bởi
vì người bác sĩ đang chữa bệnh cho nhà lãnh đạo cũng có thể là một
người thừa hành đang cân bằng các ưu tiên về y tế, kinh doanh
hay chính trị. Một người đứng đầu nhà nước luôn có một bác sĩ
riêng. Thông thường, các quan chức cao cấp, những người nổi tiếng
hoặc các nhà tài phiệt giàu có cũng vậy. Đôi khi, có áp lực rất lớn tác