Cả nhà lãnh đạo và người thừa hành, những người thường đổ lỗi
cho nhau vì thất vọng, đều phải nhìn vào trong mới có thể tìm ra
được những điểm trách nhiệm của mình. Khi những điều này đã
được xác định, hiểu rõ và làm chủ, chúng ta có thể giúp đỡ nhau một
cách có ý nghĩa hơn để kiểm tra vai trò và hiệu suất làm việc của
mình.
Trước khi thách thức một nhà lãnh đạo, chúng ta nên tự hỏi mình
những câu hỏi sau đây:
• Mình đang khách quan đến mức nào? Mình có đưa cái tôi riêng
của mình vào vấn đề này không?
• “Khiếu nại” mà tôi đã có lần đưa ra với các nhà lãnh đạo khác
chắc có lẽ chỉ là các hình mẫu của riêng tôi chứ không phải là của
nhà lãnh đạo?
• Có phải tôi đã quá kỳ vọng vào nhà lãnh đạo, nên bây giờ tôi trở
nên quá khắt khe không?
• Đây là một vấn đề thực sự quan trọng, hay chính sự nhạy cảm
của tôi đã phóng đại nó lên?
• Tôi có chỉ nhìn thấy lỗi sai trong chiến lược của nhà lãnh đạo
mà không làm việc tích cực để xem xét các lựa chọn thay thế hay
không?
• Tôi có một động cơ cá nhân nhằm không làm mất đi sự tin cậy
của nhà lãnh đạo đối với ý kiến tư vấn của mình không?
Nhìn nhận chính mình một cách rõ ràng luôn khó khăn hơn khi
nhìn nhận những người khác. Nếu chúng ta cảm thấy không chắc
chắn, nếu chúng ta cảm thấy có một cái gì đó quen thuộc trong
phản ứng của mình, thì có lẽ khôn ngoan hơn là sử dụng một người