CAN ĐẢM CÃI SẾP - Trang 154

Động thái đầu tiên cần xem xét là động thái giữa người thừa

hành và nhà lãnh đạo trực tiếp của mình. Người thừa hành đã nêu
vấn đề với nhà lãnh đạo này, và nhà lãnh đạo này đã không giải
quyết nó một cách có hiệu quả. Người thừa hành có thể không mặn
mà với việc nêu lại vấn đề một lần nữa, vì e sợ bị rầy la, hoặc
tuyệt vọng vì nghĩ rằng nêu lại vấn đề một lần nữa sẽ không
mang lại điều gì tốt đẹp. Đó chính xác là thời điểm cần đến sự
can đảm trong phong cách thừa hành.

Nếu người phò tá coi vấn đề này là quan trọng, người ấy phải

sẵn sàng nêu lại nó với nhà lãnh đạo một lần nữa. Có thể người đó
cần truyền đạt rõ ràng hơn, rằng họ thấy nó nghiêm trọng như
thế nào, đề xuất với nhà lãnh đạo cách thức có hiệu quả để đưa nó
lên cấp trên, hoặc chuyển tải ý thức trách nhiệm đạo đức phải hành
động của chính mình nếu nhà lãnh đạo không làm như vậy. Một số
kết hợp của các tuyên bố sau đây có thể là cần thiết để lôi kéo
nhà lãnh đạo tham gia vào cuộc đối thoại thúc đẩy hành động:

“Tôi hiểu vấn đề này rất nhạy cảm, nhưng tôi thấy nó cần

được giải quyết vì những lý do sau: ...”

“Nếu ông cảm thấy tôi đã quá quan trọng hóa vấn đề này, thì

ông cần phải giải thích thêm cho tôi trước khi tôi sẵn sàng bỏ qua
nó.”

“Trong cuộc họp trước đây của chúng ta, ông đã đồng ý nêu vấn

đề này ra. Tôi muốn giúp ông đề ra một chiến lược để làm như
vậy.”

“Nếu ông muốn tôi cùng đến cuộc họp này để nêu vấn đề,

chắc chắn là tôi sẽ sẵn sàng.”

“Nếu ông muốn tôi trực tiếp nêu ra vấn đề này, thì cứ cho tôi

biết nhé.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.