dính líu với cô thực tập sinh Monica Lewinsky tại văn phòng của
mình một cách quá mạnh mẽ và sai lầm. Vụ việc này gần như đánh
bật ông ra khỏi chiếc ghế tổng thống, và chắc chắn hủy hoại
danh tiếng của ông, góp phần làm cho đảng của ông mất hết
quyền lực ở Nhà Trắng trong cuộc bầu cử tiếp theo.
Gần đây, chúng ta đã bắt đầu thấy các hiện tượng tương tự
như vậy ở các lĩnh vực khác của lãnh đạo – bao gồm cả nhà thờ, kinh
doanh, tài chính và các cơ quan chính phủ – được phơi bày trước công
chúng. Thật lãng phí khủng khiếp khi để mất tài năng của nhà lãnh
đạo chỉ vì một thói quen hành xử không mong muốn! Trong hầu
hết các trường hợp, những người đã cố gắng đương đầu với các
nhà lãnh đạo này về hành vi của họ hẳn đã bị lờ đi, bác bỏ, nhận
những lời hứa suông, hoặc bị đẩy ra khỏi nhóm người thân cận. Tuy
nhiên, cái thực tế là họ đã cố gắng cũng cho chúng ta thấy rằng,
chỉ có can đảm để thách thức thôi là chưa đủ.
Hành vi vi phạm trắng trợn các giá trị có thể là triệu chứng của
một hình mẫu tâm lý đã ăn sâu hoặc một thói quen khó bỏ, điều này
đòi hỏi nhiều hơn là một yêu cầu thay đổi. Chúng ta không thể chỉ
lên tiếng một lần, sau đó từ bỏ trách nhiệm của mình với tác động
của hành vi của họ đến mục đích chung. Thách thức cái gì đó một
lần không cho chúng ta quyền lùi lại và nói một cách bất cần:
“Ôi, họ chẳng bao giờ lắng nghe!”
Chúng ta phải tìm cách tiếp cận các nhà lãnh đạo và tìm các
phương pháp giúp họ thay đổi hành vi gây tổn hại đó.
Điều này đòi hỏi lòng can đảm vì nhiều lý do. Trước tiên, chúng
ta phải thừa nhận với chính mình: tình hình nghiêm trọng đến đâu,
nó gây nguy hiểm cho sự nghiệp của tổ chức trầm trọng đến mức
nào. Thứ hai, chúng ta có thể phải kiểm tra sự đồng lõa của chính
mình với hành vi của nhà lãnh đạo, chúng ta đã làm gì để cho phép