CAN ĐẢM CÃI SẾP - Trang 16

Chỉ sau này tôi mới biết rằng, một trong các nguyên tắc cơ bản

của hệ tư tưởng Đức Quốc xã là “Một dân tộc, một đế chế Đức, một
nhà lãnh đạo,” trong đó coi Hitler là nguồn quyền lực và công lý
tối thượng. Trong đó, những người trung thành với nhà lãnh đạo ở
bất kỳ trường hợp nào, cũng được coi là những người cao quý nhất.
Người lãnh đạo luôn luôn đúng. Chất vấn nhà lãnh đạo bị nâng lên
thành một loại trọng tội.

Tôi cũng được biết về “Hoa hồng trắng,” một nhóm nhỏ bé

đáng thương đã thử kích động những người đồng bào Đức của mình
chống lại các tội ác của Đức Quốc xã. Họ đã dẫn lời nhà triết học
Johann Gottlieb Fichte(1): “Ngươi sẽ hành động như thể ngươi, và
hành động của ngươi, trói buộc số phận của tất cả người Đức, nên
một mình ngươi sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động này.” Nhưng
nguyên tắc làm người thừa hành có trách nhiệm này rõ ràng là đã
thất bại thảm hại. Nó không đủ để dệt nên cấu trúc của nền văn
hóa. Có bao nhiêu nền văn hóa khác cũng sẽ thất bại nếu đưa đức
tính này vào thử nghiệm một cách nghiêm túc? Có bao nhiêu nền
văn hóa hiện không qua được thử nghiệm này?

Trong mỗi thời đại đều có các nhà lãnh đạo và những người thừa

hành phạm tội ác. Khi tôi viết cuốn sách này, nhiều người đang
hoang mang bởi các vụ giết người hàng loạt ở Bosnia, và hoang
mang bởi cảm thấy mình không thể tác động đến tình hình đó. Tại
sao chúng ta lại cảm thấy bất lực, không thể tác động đến những
sự kiện mà chúng ta chê trách này? Ít nhất một phần là vì, nếu
chúng ta ở càng xa một hoàn cảnh mà trong đó quyền lực bị lạm
dụng, thì chúng ta càng khó tác động đến nó. Tuy nhiên, nếu chúng
ta ở gần một hoàn cảnh mà trong đó quyền lực bị lạm dụng, thì
chúng ta dễ gặp rủi ro nếu cố gắng thay đổi nó, và kẻ lạm dụng
quyền lực sẽ quay ra tấn công chúng ta. Vì vậy, những người ở gần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.