trọng như thế có thể trở thành nỗi ám ảnh và mang tính thao túng.
Nếu chúng ta muốn giúp đỡ một nhà lãnh đạo thay đổi, thì chính
chúng ta phải sẵn sàng tham gia vào quá trình thay đổi. Chúng ta
cần phải xem xét vai trò của mình trong quan hệ với nhà lãnh đạo.
Đó là vai trò duy nhất chúng ta có khả năng và có toàn quyền để
thay đổi. Chúng ta cần chú ý xem những hành động nào của mình đã
dung túng và thông đồng với hành vi không đúng đắn của nhà lãnh
đạo. Ví dụ, chúng ta có khúm núm mỗi lần nhà lãnh đạo nổi cơn
thịnh nộ và sau đó điên cuồng thực hiện các mệnh lệnh mà vị ấy
ném ra hay không? Điều này chỉ củng cố thêm kinh nghiệm của
nhà lãnh đạo rằng, những cơn thịnh nộ là cách để kiểm soát tình
hình. Nếu chúng ta thay đổi một phần của chính mình, nhà lãnh
đạo có thể điều chỉnh để tìm kiếm một cách thức giao tiếp mới,
phù hợp với chúng ta.
Mặc dù phần lớn chương này sẽ thảo luận cách thức mà một
người thừa hành can đảm hỗ trợ các nỗ lực chuyển đổi của nhà lãnh
đạo, nhưng những người thừa hành cũng có thể muốn tìm kiếm sự
hỗ trợ tương tự cho những nỗ lực chuyển đổi của riêng họ.
NGƯỜI THỪA HÀNH LÀ CHẤT XÚC TÁC
Nhiệm vụ của những người thừa hành can đảm, những người nghe
thấy hồi chuông cảnh tỉnh của cuộc sống đang nổi lên, là làm việc
một cách hiệu quả để nhà lãnh đạo nhận thức được sự cần thiết phải
chặn trước hồi chuông này. Điều này làm thường khó hơn nói rất
nhiều. Bất cứ ai dính líu đến hành vi không đúng đắn cũng dựng
rất nhiều hàng rào bảo vệ quanh hành động đó, thiết lập rất
nhiều bộ lọc để loại ra các thông điệp phản đối hành vi của họ.
Chúng ta làm thế nào để chính nhà lãnh đạo phải thức tỉnh? Làm
thế nào để chúng ta có thể đưa ra một mô hình mô phỏng mà trong
đó nhà lãnh đạo có thể trải nghiệm thảm họa tiềm năng nhưng