CAN ĐẢM CÃI SẾP - Trang 2

T

MỞ ĐẦU

rong nhiều tổ chức, đã có phong trào xóa bỏ hai thái cực: các
nhà lãnh đạo thì có đủ loại quyền lực, còn những người thừa
hành thì không có chút quyền lực nào mà chỉ biết phục tùng.

Chúng ta từng nghe nói về khái niệm “cùng lãnh đạo”, một khái
niệm hữu ích trong việc làm mềm đi những ranh giới cứng nhắc
thường thấy giữa các nhà lãnh đạo và những người thừa hành.
Nhưng có một giới hạn đối với tính khả dụng của khái niệm này. Dù
rằng trong thâm tâm, nhiều người cảm thấy khó chịu với thuật
ngữ người thừa hành, người phục tùng ( follower), sẽ là không thực
tế nếu xóa đi mọi sự khác biệt giữa vai trò của các nhà lãnh đạo với
những người thừa hành.

Thay vào đó, chúng ta cần có một mô hình người thừa hành năng

động, cân bằng với và hỗ trợ cho mô hình lãnh đạo năng động. Cần
có một mô hình giúp chúng ta thấm nhuần thay vì chối bỏ bản
sắc của người thừa hành, bởi vì mô hình này nói lên lòng can đảm,
sức mạnh, sự toàn tâm, trách nhiệm và ý thức phục vụ của chúng ta.
Cuốn sách này đưa ra một cách nhìn tích cực về vai trò của người
thừa hành, làm cho nó ngang bằng với vai trò của nhà lãnh đạo. Sự
ngang bằng sẽ có được khi chúng ta nhận ra rằng, các nhà lãnh đạo
hiếm khi duy trì được việc sử dụng quyền lực của họ một cách khôn
ngoan hoặc có hiệu quả trong một thời gian dài, trừ khi họ được
những người thừa hành có đủ tầm vóc hỗ trợ. Thật đáng tiếc là
trong lịch sử gần đây, có ít ví dụ ủng hộ nhận xét này.

Trong nhiều trường hợp, dù mối quan hệ có bình đẳng hay

không hay người thừa hành được trao quyền đến đâu đi nữa, thì
nhà lãnh đạo vẫn luôn có thẩm quyền và trách nhiệm tối cao. Giám
đốc điều hành của một doanh nghiệp, người chỉ huy một hạm đội,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.