người đứng đầu một cơ quan chính phủ, giám đốc một tổ chức phi
lợi nhuận, giám mục của một giáo phận, tất cả đều có những
quyền lực nhất định mà họ phải giữ lại cho bản thân và có những
trách nhiệm mà họ không thể chuyển giao cho người khác.
Rất khó đánh giá những áp lực từ bên ngoài lên các nhà lãnh đạo
nếu bạn chưa thử ở vào địa vị của họ, nếu bạn chưa phải quyết
định lương cho nhân viên, chưa phải chịu trách nhiệm về sự an toàn
của một hạm đội, hoặc phải trả lời vì chưa đáp ứng kỳ vọng của những
cử tri đã bầu bạn vào chức vụ đó. Sức ép bên trong đối với các nhà
lãnh đạo thường cũng nặng nề không kém. “Sức mạnh của cái tôi”,
một trong những phẩm chất thúc đẩy một cá nhân lên làm lãnh đạo,
khi được tăng cường có thể biến dạng thành “bị cái tôi dẫn dắt.”
Nếu những áp lực này không được quản lý tốt, với sự giúp đỡ khéo
léo của những người thừa hành, thì chúng có thể làm sai lệch quá
trình ra quyết định cũng như động lực giữa các cá nhân với nhau của
nhà lãnh đạo. Thông thường, sự sai lệch này sẽ dẫn đến những hành
vi độc đoán hơn, và mối quan hệ đối tác mà chúng ta hằng mong
muốn sẽ càng trở nên xa vời.
Làm cách nào để một người thừa hành có thể hỗ trợ hiệu quả cho
một nhà lãnh đạo và làm cho những áp lực này giảm bớt đi? Làm thế
nào để một người thừa hành trở thành “người soạn thảo các kế
hoạch” chứ không phải chỉ đơn giản là “người thực hiện”? Làm thế
nào để một người thừa hành có thể đóng góp vào việc tăng cường khả
năng lãnh đạo chứ không phải trở thành một người chuyên phê bình
những thất bại của nhà lãnh đạo?
Nhiều người trong chúng ta làm những việc này một cách hoàn
toàn tự nhiên. Nhưng đa số chúng ta đều có thể dễ dàng nhớ lại
những lần mà mình cảm thấy thất vọng vì ở vào “địa vị phụ thuộc”
khi thấy các nhà lãnh đạo làm cho mọi việc rối tinh lên, cho dù họ
có ý định tốt nhất hay tồi tệ nhất. Thời đại chủ nghĩa quân bình