tự xã hội được giữ vẹn toàn. Trong khi không tuân lệnh nhân danh
một người khác rõ ràng có thể dễ biện giải hơn, nó lại đòi hỏi sự chính
trực lớn hơn rất nhiều, vì chúng ta sẽ được quá ít và mất quá
nhiều.
Chúng ta truyền tải sự từ chối của mình như thế nào tùy thuộc
vào bối cảnh. Trong một số tình huống, chúng ta nhận được mệnh
lệnh ngay tại chỗ và quyết định phải hành động hay không hành
động ngay lập tức, chẳng hạn như trong hoạt động của cảnh sát hoặc
quân đội. Nếu đủ bình tĩnh để tuyên bố rõ tại sao chúng ta sẽ không
tuân theo, điều này có thể sẽ thích hợp khi xem xét kỷ luật đối với
quyết định này, đặc biệt là nếu có mặt các nhân chứng:
“Thưa ông, ông cần hủy bỏ ngay mệnh lệnh đó, nếu không _
[tuyên bố hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra].”
“Tôi yêu cầu anh rút lại mệnh lệnh đó bởi vì _ [tuyên bố mối
đe dọa tức thời đến mạng sống, sức khoẻ,...]”
“Tôi không thể thực hiện mệnh lệnh đó vì nó vi phạm _ [luật lệ,
pháp luật, quy định].”
Trong một tình huống không có mức độ hậu quả đe dọa khẩn
cấp đến tính mạng, cách tiếp cận của chúng ta có thể khác đi. Sẽ
hiệu quả hơn nếu yêu cầu một cuộc họp riêng hoặc gửi văn bản
được soạn cẩn thận, trình bày những mối lo ngại, kèm theo các lý do
mà chúng ta đã kiểm chứng.
Khi tỏ thái độ can đảm bằng cách từ chối không thực hiện các
chỉ thị, chúng ta chân thành tin rằng hành động của mình là đúng
đắn và cần thiết. Tuy nhiên, có thể là quyết định không tuân lệnh
của chúng ta đã sai và mang lại hậu quả nghiêm trọng cho cả nhóm.
Nỗi sợ mắc lỗi khiến chúng ta thận trọng một cách hợp lý, nhưng