• Nếu chúng ta không lắng nghe tiếng nói nội tâm này, nó sẽ
lên tiếng lại một lần nữa khi chúng ta thực sự cam kết với hành
động này; thậm chí nó có thể đột ngột hét lên.
• Đây có thể là cơ hội cuối cùng của chúng ta để lắng nghe tiếng
nói nội tâm đó; nếu đến giờ chúng ta vẫn không lắng nghe, chúng
ta sẽ cần tìm cách che giấu nó, tự gây mê bản thân, và từ chối
lương tâm của mình để sống với chúng.
• Tại thời điểm đó, chúng ta sẽ trở nên không khác gì một kẻ ác.
Nhưng có nhiều hành vi sai trái không phải là tội ác. Chúng
thường được thực hiện do các giá trị bị xung đột, những ưu tiên đặt
không đúng chỗ, do sự ngu dốt hoặc vô cảm. Đừng vội vàng gán cho
những hành vi này là tội ác. Làm như vậy có thể làm giảm giá trị của
khái niệm cái ác.
Tuy nhiên, khi phải đối mặt với hành vi xấu xa thực sự, đặc biệt
là trong tổ chức hoặc phong trào của chúng ta, chúng ta không được
hợp lý hóa nó, không trốn tránh trong sự an toàn sai trái của nhóm,
không được nhấn chìm các cuộc biểu tình nội tâm của mình trước sự
im lặng của bạn bè xung quanh. Nếu chúng ta đánh giá thấp cái ác,
nó sẽ nhấn chìm chúng ta. Nếu chúng ta cư xử bình thường trong
sự hiện diện của nó, nó sẽ đảo lộn cuộc sống của chúng ta.
Chúng ta phải phơi bày hành vi đi ngược lại các tiêu chuẩn phép
tắc cơ bản của con người bằng ánh đèn pha sáng nhất mà chúng ta
có thể tìm thấy hoặc tạo dựng nên. Ở các nơi kém may mắn trên
thế giới, xác những nạn nhân của hành vi tội ác vẫn còn rải khắp
nơi. Trong các xã hội “văn minh” hơn, những kẻ mị dân, bọn lang
băm và những kẻ ức hiếp vẫn gây thiệt hại cho hàng nghìn cuộc
sống với các cách phá hoại ngày càng tinh vi hơn. Nếu chúng ta
không thể giúp thủ phạm của những hành vi này hạn chế và chuyển