• Hành động ngày một mãnh liệt với mọi cơ hội có thể giảm bớt sự
lạm dụng cùng tác động mà nó có thể gây ra cho các nạn nhân.
• Hành động táo bạo để cải cách tổ chức khi thời điểm cho sự thay
đổi lộ diện và vị trí của chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt.
Trong những tình huống điển hình hơn, người ta thường ở lại
mặc dù khó chịu với nhà lãnh đạo hiện tại. Họ tính toán rằng, vì
nhiều nhiều lý do khác nhau, nhiệm kỳ của nhà lãnh đạo hiện thời
là có hạn. Họ hy vọng rằng người kế nhiệm của nó sẽ thích hợp hơn
với triết lý và phong cách riêng của mình, và rằng tình hình sẽ tự
điều chỉnh. Trong thời gian đó, họ làm những gì có thể để phục vụ
mục đích chung.
Trong những tình huống cực đoan, chiến lược “chờ nó xảy ra” có
thể không khả thi. Quyết định ở lại với tư cách là một lực lượng ôn
hòa cũng rủi ro như quyết định ra đi, cũng giống như khi trở thành
một “gián điệp” trong lãnh thổ của kẻ thù. Người thừa hành chọn ở lại
trong những trường hợp này có thể phải trả giá bằng sự an bình của
tâm trí, hoặc tệ hơn.
Cũng như đúng cho tất cả các quyết định có đạo đức, quyết
định ở lại để đối mặt với các hành vi không thể chấp nhận được về
mặt đạo đức phải được thực hiện với cái nhìn trung thực về động cơ
và hành động của mình, cũng như hành động của người khác. Can
đảm để hành động có đạo đức ở bất kỳ dạng nào, với hiểu biết rõ
ràng về các rủi ro kèm theo nó, là dấu hiệu của sự trưởng thành
đáng kể với tư cách là một con người. Bất kể hậu quả của hành động
này là gì, khi người thừa hành giữ được nguyên vẹn sự chính trực của
mình, thì hành vi đạo đức đã chiến thắng.