• Những người thừa hành được tin cậy tích hợp nhu cầu của cái
tôi vào các trách nhiệm xã hội của mình một cách đầy đủ, để phục vụ
chứ không phải là để cạnh tranh với nhà lãnh đạo.
• Người thừa hành biết cân bằng ít vướng vào những cạm bẫy
đang chờ các nhà lãnh đạo có cái tôi mạnh mẽ, và có thể phục vụ như
một người hướng đạo quanh những cạm bẫy này.
• Người thừa hành chu đáo cảm nhận được nhu cầu của cả nhà
lãnh đạo và các thành viên khác của trong nhóm đồng thời cố
gắng tạo nên một cầu nối giữa họ.
Chúng ta giữ lại giá trị của mình với tư cách là những người thừa
hành đến mức độ mà chúng ta vẫn còn là chính mình, tới mức độ mà
chúng ta còn đủ can đảm khi làm việc này. Nếu chúng ta uốn mình
theo ý chí của một nhà lãnh đạo khi nó xung đột với lợi ích của các
bên liên quan, hoặc nếu chúng ta uốn mình theo ý chí của các bên
liên quan khi nó xung đột với các giá trị cao hơn của nhân loại thì giá
trị của chúng ta bị giảm đi rất nhiều.
LÒNG CAN ĐẢM CỦA NGƯỜI THỪA HÀNH
Lòng can đảm là nhân tố lớn để cân bằng quyền lực trong các
mối quan hệ. Một cá nhân không sợ lên tiếng và hành động bảo vệ
sự thật theo đúng niềm tin của mình, bất chấp sự bất bình đẳng
bên ngoài của mối quan hệ, sẽ là một người không ai có thể phủ
nhận.
Can đảm ẩn chứa rủi ro. Nếu không có rủi ro, lòng can đảm
không còn cần thiết nữa. Tất nhiên, cuộc sống có đầy rẫy những
rủi ro, ở mọi nơi, mọi lúc. Chúng ta thường thu xếp cuộc sống của
mình để giảm thiểu rủi ro đến mức có thể chấp nhận được. Lòng