CAN ĐẢM CÃI SẾP - Trang 40

tắc và mục tiêu rõ ràng, chúng ta có thể tự truyền cho mình một
nguồn năng lượng rất lớn.

Chúng ta có thể thất bại một vài lần trước khi thành công. Lần

đầu tiên đối mặt với việc sử dụng năng lượng nguyên sơ này, với giả
định, thái độ và sức mạnh của nó, chúng ta có thể bị choáng ngợp
đến mức phải chùn bước hoặc ghê sợ, thậm chí có thể phải từ bỏ và
tự chuẩn bị để gặp lại nó lần sau.

Chúng ta rèn luyện “Cơ bắp can đảm” tới đâu thì nó sẽ phát triển

tới đó. Nếu chúng ta rèn luyện nó khi các rủi ro còn nhỏ, nó sẽ đủ
mạnh để vượt qua thách thức khi có những rủi ro lớn. Cuối cùng,
không có công thức nào cho lòng can đảm: chúng ta phát triển nó
thông qua sự quả quyết và tập luyện, tự tha thứ cho mình khi gặp
thất bại, và sự trưởng thành sẽ đến nếu chúng ta biết học hỏi.

SỰ CÂN BẰNG THÔNG QUA MỐI QUAN

HỆ

Mỗi tình huống cụ thể lại cần tới những phẩm chất khác nhau

– lòng can đảm, khả năng ngoại giao, tính nhất quán, sự vững vàng
– tất cả đều là những đức tính cần thiết. Tuy nhiên, bất kỳ đức
tính nào, nếu đạt đến mức cực đoan và được sử dụng trong tình
huống sai lầm đều có thể trở thành thiếu sót: can đảm trở thành
liều lĩnh, ngoại giao trở thành nhượng bộ, nhất quán trở nên cứng
nhắc, vững vàng trở thành tàn bạo.

Khi một nhà lãnh đạo đã có quyền lực, khi những phẩm chất

đóng góp vào thành công đã được khẳng định và củng cố, thì người
đó sẽ có thể bắt đầu dựa vào chúng một cách thái quá. Khi một nhà
lãnh đạo chỉ nhận được phản hồi tích cực, những phẩm chất này có
thể được tăng cường đến mức chúng trở nên rối loạn. Tương tự như
vậy, những sai lầm gây hậu quả nhỏ khi quyền lực còn ít có thể bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.