này tốt hơn. Tôi đề nghị họ cho ý kiến phản hồi. Gần như tất cả
mọi người đều trả lời, một số đưa ra những ý tưởng mà tôi cảm
thấy có thể giúp cải thiện ý tưởng của mình. Qua quá trình này, trước
sự hài lòng của vị chủ tịch, chúng tôi đã xây dựng nên một nghi thức
mới, có tính kích thích và có giá trị cho một phần cuộc họp.
Bằng cách chịu trách nhiệm đối với tổ chức và các hoạt động của
nó, chúng ta có thể phát triển một mối quan hệ đối tác thực sự với
nhà lãnh đạo, đồng thời phát triển ý thức cộng đồng với nhóm của
chúng ta. Đây là cách chúng ta tối đa hóa đóng góp của mình vào
mục đích chung. Gánh vác trách nhiệm đòi hỏi lòng can đảm, vì sau
đó chúng ta phải chịu trách nhiệm về các kết quả – chúng ta không
thể đổ lỗi cho ai khác về hành động hay sự trì trệ của mình.
Nhưng trước khi có thể chịu trách nhiệm đối với tổ chức, chúng ta
phải chịu trách nhiệm với bản thân mình đã. Tôi phải nhận ra sự bất
mãn của tôi và làm một điều gì đó để thay đổi nó. Tôi phải chịu trách
nhiệm cho sự trưởng thành của riêng mình. Chúng ta không thể cứ
ngồi yên và mong rằng tổ chức được cải thiện.
Trong chương này, tôi sẽ khám phá trách nhiệm mà một người
thừa hành can đảm cần gánh vác để tự phát triển bản thân và để
phát triển tổ chức. Bên cạnh việc phối hợp hành động những khi
thích hợp, chúng ta cũng phải hành động độc lập với nhà lãnh đạo để
hướng tới mục đích chung.
TỰ ĐÁNH GIÁ
Chịu trách nhiệm đối với sự phát triển cá nhân bắt đầu bằng
tự đánh giá bản thân. Chúng ta không thể biết mình cần phát triển
theo hướng nào nếu chưa biết được mình đang ở đâu. Những người
thừa hành can đảm không chờ đợi các cuộc đánh giá hiệu suất làm