việc (các sự kiện căng thẳng này thường diễn ra dưới mọi hình thức),
mà họ tự đánh giá hiệu suất làm việc của mình.
Ngoài việc đánh giá “năng lực” thực hiện công việc, những người
thừa hành can đảm còn xem xét đối tượng trừu tượng hơn trong
mối quan hệ của họ với đồng nghiệp và các nhà lãnh đạo. Sự phát
triển trong mối quan hệ giữa những người thừa hành và các nhà lãnh
đạo thường bắt đầu ở người thừa hành; các vấn đề về thẩm
quyền của người thừa hành là mặt bên kia của các vấn đề quyền
lực của nhà lãnh đạo.
Mối quan hệ của chúng ta với người có thẩm quyền là thâm căn
cố đế và rất khó để có thể nhận thức được đầy đủ về những
niềm tin và hành vi của chúng ta trước các nhà lãnh đạo. Trong toàn
bộ tuổi thơ của chúng ta, ở gia đình và trường học, những người có
thẩm quyền có quyền lực to lớn để ra lệnh cho chúng ta. Chúng ta
học được cách tồn tại bằng cách tuân thủ, né tránh, hoặc chống lại
những người này. Các chiến lược mà chúng ta vận dụng đã trở thành
hình mẫu cho hành vi sau này và ảnh hưởng cho tới thái độ của chúng
ta đối với các nhà lãnh đạo hiện tại của mình.
Hầu hết các môi trường làm việc ở tuổi trưởng thành củng cố
mối quan hệ thơ ấu của chúng ta với những người có thẩm quyền.
Chúng ta phải phấn đấu để hiểu biết nhiều hơn nữa về niềm
tin, thái độ cũng như các hình mẫu hành vi của mình đối với những
người có thẩm quyền, và nhìn vào hậu quả của chúng. Ví dụ:
• Thách thức một nhà lãnh đạo cụ thể về một chủ đề cụ thể có
thể là lành mạnh, nhưng thách thức tất cả các nhà lãnh đạo về tất
cả các chủ đề lại không lành mạnh. Một người thừa hành hành động
lệch lạc, hay nổi loạn sẽ không bao giờ có được sự tin cậy để có thể gây
ả
nh hưởng một cách có ý nghĩa đến một nhà lãnh đạo.