kiểu cách, họ có sắc thái riêng nhưng không để mất tính cách chung.
Họ dựa trên câu văn thịnh hành của thời đại họ. Thịnh hành vào đầu
thế kỷ XIX có lẽ là kiểu câu văn như sau: “Với họ, sự lớn lao của tác
phẩm nằm ở chỗ nó cho họ cơ hội tranh luận, không khựng lại mà
tiến tới. Không nỗi khích động nào, không sự thỏa mãn nào có thể
khiến họ tận tình phô diễn nghệ thuật của mình và chấm dứt cống
hiến chân lí cùng cái đẹp cho cuộc đời. Càng thành công, càng cố
gắng, và thói quen giúp họ thành công hơn.” Đó là câu văn do đàn
ông viết, đằng sau nó người ta có thể nhìn ra Johnson, Gibbon
những người khác. Nó là câu văn không thích hợp với đàn bà.
Charlo e Brontë, người có văn tài xuất chúng, vấp ngã với thứ vũ
khí kềnh càng đó trong tay. George Eliot với nó trở nên tàn nhẫn
không sao tả nổi. Chỉ có Jane Austen nhìn nó rồi nở nụ cười, bà tự
chế biến cho mình một thứ ngôn ngữ tự nhiên giàu tính tạo hình
thích hợp cho văn chương của bà và không bao giờ tách lìa nó. Do
đó, mặc dù văn tài không bằng Charlo e Brontë, nhưng bà đã nói
được nhiều hơn điều muốn mình nói. Quả vậy, bởi hai yếu tố cơ bản
của nghệ thuật là sự tự do và sự phong phú trong phong cách biểu
hiện; vắng bóng một truyền thống, phương tiện trong tay cũng
không, phải nói đó là rào cản, chông gai cực kì khó khăn cho người
phụ nữ muốn trở thành nhà văn. Vả lại, cuốn sách không phải là
những câu văn tuần tự nối đuôi nhau cho đến hết, nó là sự kiến tạo
của những câu văn và những câu văn này, với sự trợ giúp của hình
tượng, kiến tạo nên đền đài miếu mạo. Đó cũng là hình thức các nhà
văn phái nam tạo dựng từ nhu cầu của họ và trở thành công cụ cho
họ sử dụng. Không có lí do nào để nghĩ các thể loại văn học cổ như
anh hùng ca hoặc kịch thơ thích hợp cho người viết phái nữ. Tất cả
những thể loại văn học cổ đó đến thời phụ nữ bắt đầu viết văn đã có
nền tảng vững chắc và định hình rõ rệt. Chỉ có tiểu thuyết là thể loại
tương đối mới mẻ, có thể mềm mại ngả vào đôi tay chị - có lẽ, đó là
một lí do chị viết tiểu thuyết. Tuy nhiên, ngay bây giờ, ai là người
bảo “Tiểu thuyết” (tôi cho nó nằm giữa hai dấu nháy để nhấn mạnh
quan điểm của tôi vẻ sự thiếu thốn của từ ngữ), thể loại văn học