tượng trưng tiết tháo của cụ cũng đủ.
Ngày nay nói đến cụ Lê Quang Chiểu, một vị Cai tổng thời ấy dám
đứng lên binh vực cho dân, nói thẳng với người Pháp qua chánh sách cai trị,
nào là sưu cao thuế nặng, bắt dân đi làm xâu nơi rừng thiêng nước độc ;
trước sự tàn bạo của thực dân, cụ Chiểu lấy làm căm phẫn liền trả chức
đứng về phía nhân dân, quyết giữ câu tiết tháo không khác nào trường hợp
cụ Nguyễn Công Trứ thuở nào.
Chen chúc lợi danh đà chán ngắt,
Cúc, tùng, phong nguyệt mới vui sao.
Đám phồn hoa trót bước chân vào,
Sực nghĩ giật mình bao xiết kể.
Cụ Chiểu nghĩ như thế mới rời khỏi chốn quan trường, giữ được thanh
danh của người trai đất Việt, đến nỗi kẻ dua nịnh xu thời theo chân người
Pháp cũng phải cúi đầu kính nể.
Xuyên qua việc làm của cụ trên đây, đã gây được nhiều tiếng vang
trong tỉnh, nhứt là thân nhân cụ cũng được thơm lây, thế nhân hằng nhắc
nhở đến con người đầy tiết tháo. Tổ quốc sẽ ghi ơn một đứa con trung thành
của đất nước, dám hy sinh cuộc đời quyền quí không tham danh lợi, chỉ biết
phụng sự cho đại chúng và chính nghĩa.
Ngày nay tại Cần Thơ còn những người cháu của cụ đều là nhà tai mắt
có danh trong xã hội lắm người biết.
Như Bác sĩ Lê Văn Hoạch đã từng làm Thủ tướng trong Chính phủ
Nam kỳ tự trị ngày 6 tháng 12 năm 1947 đến 29 tháng 7 năm 1948 và năm
1964 làm Quốc vụ khanh. Và hiện nay ông cũng là một chức sắc quan trọng
trong Đạo Cao Đài, kể ra gia đình cụ Lê Quang Chiểu là một trong những
gia đình giàu có của thời xưa, đã nêu cao thanh giá cho dòng họ Lê ít nhiều.
Ngạn ngữ có câu :
Khen cho kiếp trước khéo tu,