CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 94

Nhà giàu có, tính khẳng khái, hào hiệp, lại có lòng yêu nước, Ông

ngầm giao du với các chí sĩ Trung, Bắc.

Xuất chính làm đến Hội đồng địa hạt Hà Tiên, nhưng Ông không tham

quyền quí, chí dốc hy sinh cứu dân cứu nước. Vì càng giẫm chân vào chốn
hoạn trường, tiếp xúc với hàng quan lại thực dân chừng nào, Ông càng nhận
rõ chân tướng của họ mà ngao ngán. Ý chí hơn người, tâm huyết có thừa,
đời nào Ông chịu được sự khom lưng vào luồn ra cúi. Đau chung cái đau
của sĩ phu căm hờn tủi nhục vì nước mất, dân tộc bị vướng ách làm thân
trâu cày ngựa cỡi, lòng Ông lúc nào cũng hướng nhìn Tổ quốc, hướng về
đồng bào mà nguyện quyết hy sinh.

Từ năm 1902 là năm thân mẫu Ông mất, Ông dời nhà về Cần Thơ, rồi

viện cớ bận cư tang đái hiếu, mà từ chức Hội đồng. Thế là Ông đã dứt khoát
tỏ tâm chí, không khứng phục vụ chính quyền của đám thực dân dưới lốt
bảo hộ, và cũng từ đây, Ông nguyện dấn thân trên đường cách mạng, hy
sinh thân thế, hầu tranh đấu đòi lại chủ quyền đất nước, hun đúc tinh thần
đồng bào trong cuộc duy tân tự cường.

Đến tháng giêng năm Giáp Thân 1904, Ông hội kiến lần thứ nhất với

cụ Phan Bội Châu tại Sa Đéc. Cuộc mật đàm càng khiến Ông thêm nồng
tấm tình yêu non sông đất tổ, thương xót giống nòi, hăng hái hơn lên trên
đường nghĩa vụ.

Tán thành phong trào Đông Du, Ông sáng lập trong bí mật một học

hội, mang tên là « Khuyến du học hội », đem một phần lớn gia tài giúp vào
quỹ du học sinh, để đào tạo cán bộ cho nước nhà mai sau. Để làm gương,
Ông cho ngay người con trai ông là Nguyễn Như Bích sang Nhật du học
trong đợt đầu. Do đó, sĩ phu miền Nam cảm khích, cùng nhau ngầm hưởng
ứng khá nhiều.

Cố nhiên Ông không khỏi bị nhà đương cuộc Pháp theo dõi, dòm

chừng động tĩnh của ông. Trước kia, nào phải ông tham gì danh lợi mà ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.