CẦN THƠ XƯA VÀ NAY - Trang 96

Tây hà cây cỏ thảy thơm nồng.

Tuy tặng nữ chí sĩ nước người nhưng thâm tâm Ông hẳn hướng về đất

tổ quê cha, ngậm ngùi mong mỏi cho thiếu niên nam nữ ta xem đấy làm
gương, cùng dốc chí đền bồi ơn tấc đất ngọn rau.

Ông vốn trang văn học tài hoa, nhưng ít khi ông ngâm hoa vịnh

nguyệt, hay xem văn chương như trò du hí mà bay bướm múa bút trong lúc
trà dư tửu hậu. Ông không làm thơ thì thôi, hễ có cảm xúc nên thơ, thì lời
thơ của ông bộc lộ cốt cách nhà chí sĩ, gói ghém tâm tình trong những áng
thơ khích động lòng ái quốc.

Huống chi, ông vốn con nhà phong lưu, sang giàu, thế mà hy sinh tất

cả bã vinh hoa phú quí, dấn thân vào cuộc đời gió bụi đầy gian khổ của con
nhà cách mạng, không một việc khó nhọc nào mà ông không làm được.

Trải 5 năm dấn thân ở các nước ngoài để vận động tranh thủ độc lập

cho nước nhà, ông nêu cao tấm gương cần lao, nhẫn nại, nhiệt thành lo lắng
cho tiền đồ Tổ quốc, đồng bào, khiến hầu hết anh em đồng chí đều cảm
mến ca ngợi tinh thần hy sinh phục vụ của ông.

Đến cuối năm 1913, khi ông cùng Huỳnh Hưng vận chuyển một số tạc

đạn đã mua được ở Hương Cảng, ông bị chính quyền địa phương bắt giải
giao cho Pháp, rồi bị đưa về nước, đem giam ở khám Hà Nội.

Hùm thiêng khi đã sa cơ, biết bao ngậm hận nuốt đau ! Quằn quại

trong sự tra khảo dã man của cường quyền, ông kiên gan không để cho
chúng khai thác điều gì. Sầu hận miên man, đúng vào ngày mồng một tết
Giáp Dần 1914 ông tự vẫn chết trong ngục.

Chí sĩ Nguyễn Quang Diệu ở Cao Lãnh, sau đó có mấy vần thống thiết

khóc ông :

Bấy lâu bay bổng cánh minh hồng
Lạc lối giờ ra phải mấy cung.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.