CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU - Trang 47

Hôm nay, Đuypơrê chuẩn bị hội đàm với sứ thần nước Nam. Ông gặp

riêng Chánh sứ Lê Tuấn để thăm dò chiều hướng thương lượng. Lê Tuấn
nghiêm túc và mềm mỏng:

- Thưa ngài đại diện nước Pháp, việc ông Đuypi làm ở Hà Nội khiến

vua nước tôi không hài lòng và thần dân oán thán. Tôi vâng lệnh vua cùng
đoàn sứ bộ vào thương lượng với ngài hai việc. Một là ngài lấy quyền là
người đại diện Chính phủ Pháp ra lệnh cho Đuypi rút ngay quân khỏi Bắc
Kỳ. Hai là thu xếp cho một đoàn sứ bộ nước tôi sang thương nghị với
Chính phủ nước Pháp, làm đúng điều ước đã ký với nước Nam năm Nhâm
Tuất (1862).

Đuypơrê cười thầm: "Thế là triều đình Huế không dám dùng vũ lực

chống lại vài ba cái tàu và mấy trăm tên quân ô hợp của Đuypi. Họ chỉ xin
thương lượng để yêu cầu rút Đuypi khỏi Bắc Kỳ. Họ xin, ta không cho.
Người Pháp đã đặt chân tới đâu thì sẽ đứng vững ở đó. Lúc này không thể
để ho biết Chính phủ Pháp đang lo đối phó với Đức. Họ cũng không thể
sang để làm cho nhà cầm quyền ở Pari ngăn cản kế hoạch của ta, đang thực
hiện có kết quả ở Bắc Kỳ...". Đuypơrê tỏ ra nhã nhặn:

Truyệ.n được cập. n.hật nhanh nhất tại iread.vn.

- Thưa ngài Chánh sứ. Nước Pháp đã cử tôi làm đại diện ở đây, tôi có

Toàn quyền để thương lượng, các ngài không phải đi xa. Thu xếp một
chuyến để các ngài sang Pháp không phải đơn giản. Còn về hành động của
Giăng Đuypi, tôi sẽ cử một quan chức cấp cao cùng binh lính tùy tùng, đến
Hà Nội xem xét và dàn xếp tại chỗ...

Lê Tuấn biết không thể đòi sang Pháp khi Thống đốc Nam Kỳ không

muốn. Ông chỉ còn hy vọng viên quan Pháp này can thiệp để Đuypi khỏi
lộng hành ở Hà Nội, và nếu vậy thì cũng đạt được ý muốn của nhà vua.
Song việc họ định đưa quân đến Hà Nội thì cần phải bàn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.