đánh địch... Ngày 2-9-1915, một viên cai và ba lính đưa một toán tù đi làm
tạp dịch. Đã mật bàn, Liêu Thanh cùng toán tù bất thần chém chết ba tên
lính. Viên cai bị thương giả chết, sau đó lẻn về báo quan Pháp.
Được tin Liêu Thanh cùng toán tù bạo động, anh em trong nhà tù Lao
Bảo nổi dậy, phá xiềng gông, cướp súng đạn, bắn bọn lính gian ác, ba tên
chết, bảy bị thương. Số còn lại đều được tha...Tù nhân phần nhiều ốm yếu.
Có ba mươi sáu anh em khỏe, lấy ba mươi sáu khẩu súng và tất cả đạn
trong kho. Họ đốt các bốt gác quanh nhà tù, cắt dây điện thoại, rồi kéo vào
rừng.
Sau đó Công sứ Quảng Trị mới biết tin tù Lao Bảo bạo động. Gần một
tháng sau nữa, y mới cho một trăm hai mươi lính, chia hai đội, do các giám
binh Pherê và Pagani đi lùng toán nghĩa quân Liêu Thanh - Bá Kiện.
Nghĩa quân vào sâu trong rừng. Muỗi vắt nhiều, mưa nắng thất
thường, ăn uống kham khổ thiếu thốn, sức yếu dần. Mấy lần gặp địch, anh
em dũng cảm chiến đấu, gây cho địch thương vong. Nhưng mình cũng tổn
thất, đạn hết dần. Tại căn cứ cuối cùng, anh em đào hào hố, quyết đánh.
Nhưng địch đông, súng đạn nhiều, đánh áp đảo. Nghĩa quân kẻ chết, người
bị thương hoặc bị bắt sống. Bá Kiện hi sinh.
Nghe tin trên, Trần Hữu Lực rất buồn bực. Rồi ông lại tập trung vào
cổ vũ một bộ phận hội viên đang hoạt động bí mật ở kinh đô Huế. Trong số
này có Thái Phiên, người hoạt động sớm. Người nữa là Trần Cao Vân, từng
chống thuế Trung Kỳ, bị đày Côn Đảo sáu năm. Trở về, Vân cùng Phiên là
hai trong những người chủ chốt của Hội ở Trung Kỳ.
Theo kế hoạch chung, Cao Vân cùng Thái Phiên theo dõi sát chuyện
vua Duy Tân. Vua căm tức bọn Pháp bắt cha mình là Thành Thái đi đày hải
ngoại. Vua phản đối viên Khâm sứ Pháp âm mưu đào vàng giấu dưới lăng
mộ Tự Đức, khiến viên đó buộc phải về Pháp...Phiên và Vân liền nhằm vận
động Duy Tân chống Pháp. Vân xin vào nội thành, làm người nuôi chim