Hai là, nước Nam xưa nay theo chính thể chuyên chế mà tôi muốn cho
nước Nam thành một dân quốc,
Ba là, nhà nước cấm không cho người đi du học ngoại quốc mà tôi
trốn đi và rủ học sinh cùng đi,
Bốn là, tôi trước thư lập ngôn để cổ động dân nước Nam thức dậy, yêu
cầu Chính phủ cải lương chính trị, làm hết cái thiên chức khai hóa của
mình.
Chánh án Bờriđờ tỏ ra thừa mứa oai vệ, ưỡn ngực huơ tay, dày dạn
trước đám đông, nói không cần cân nhắc. Ông ta đưa ra những câu hỏi như
những dây thòng lọng thít vào cổ phạm nhân.
Truyện được b.iên. tập tại ir.ead.vn.
Phan Bội Châu vẫn mỗi lúc thêm đàng hoàng về tư thế, sáng tỏ trong
lý lẽ, đáp lại và xóa bỏ mọi lời căn vặn của viên quan tòa thực dân cáo già.
Những người dự phiên tòa lắng nghe từng câu từng chữ, tỏ ra khoái trá,
hứng khởi. Người ta nhìn không chớp vào con người ái quốc nổi danh hai
chục năm qua, nay là "kẻ phạm tội" đứng trước bọn thực dân đầy quyền
lực, mà vẫn tỏ ra uy nghi, bất khuất.
Hai trạng sư người Pháp là các ông Larơ và Bôna, bào chữa cho Bội
Châu. Khi được mời sang đây, người ta làm cho hai ông nghĩ theo một
hướng đã được sắp đặt. Nhưng khi chờ đợi ở Hà Nội, hai ông nhận được
nhiều thư của các giới nhân dân bản xứ gửi tới, bênh vực Bội Châu. Họ yêu
cầu hai ông thầy cãi công minh chính trực, không thiên vị, để tòa án không
thể uốn thẳng thành cong, hại người yêu nước... Những bức thư ấy tác động
mạnh tới hai ông. Lúc này ngồi dự phiên tòa, thấy Bờriđờ cậy quyền thế,
muốn áp đảo phạm nhân mà không đạt ý muốn; thấy dân chúng phản ứng
quan tòa qua sắc mặt lạnh lùng và vẻ dửng dưng; thấy Bội Châu chủ động