- Phải nhận là cánh Thanh Niên họ giỏi. Ở các thành phố Hà Nội, Huế,
Vinh... nhiều trường học bãi khóa rầm rộ. Bọn Pháp đàn áp, đuổi nhiều học
sinh, đòi cha mẹ họ phải trả lại học bổng. Học sinh càng thêm căm tức.
Chính họ sẽ là những ngòi nổ vào Pháp sau này.
Đồ Liêm còn kể nhiều chuyện. Học sinh bãi khóa để tang Phan Chu
Trinh, bọn Pháp cho là Phan Bội Châu xúi giục. Chúng cô lập Châu, bằng
cách răn đe quan viên, công chức không được qua lại nhà Châu. Dốc Bến
Ngự, đường tới nhà Châu có mật thám cài cắm, khiến anh em ngại đến.
Ngừng một lát, Liêm tiếp: - Kẻ gần không đến, nhưng người xa lại
mời. Có lần đáp lời mời nói chuyện của đồng bào Hà Nội, Bội Châu ra đến
tỉnh Thanh. Bọn Pháp biết, buộc ông trở lại. Đảng Tân Việt mới lập ở
Trung Kỳ, Đảng Cộng Sản An Nam ở Nam Kỳ, và Hội Thanh Niên đều ca
ngợi Bội Châu là gương tranh đấu. Ký giả Huỳnh Thúc Kháng cùng một
nhóm thân hữu vẫn qua lại thăm Châu. Mấy người vốn là tù chính trị Côn
Đảo về, già cả không nơi nương tựa, đến sống chung với Châu, làm vườn,
trồng rau, tưới hoa...
Tru.yện được. dịch tại iREAD..vn.
Ấm Đoan lặng lẽ nghe chuyện cuối đời của Bội Châu, người đồng chí,
người thủ lĩnh. Rồi ông bình luận:
- Bội Châu thế là làm tròn phận sự một người ái quốc. Người đời
không quên ông, như ta đã nghe, đã thấy. Chắc là sẽ còn hơn như thế. Gái
có công chồng chẳng phụ. Ông phải ngồi một chỗ nhưng tinh thần của ông
vẫn rong ruổi nơi nơi, cổ vũ mọi người.
Cái gọi là tinh thần Bội Châu là những bài văn thơ ông làm mấy chục
năm qua. Nay ông vẫn còn làm. Ông nói với anh em: từ nay đến khi hết
đời, lấy bút giấy làm bạn, lấy văn thơ làm nguồn sống. Còn sống ngày nào
còn đọc và viết. Người Pháp cấm viết những điều phục thù báo quốc, thì