đăm. Điếu thuốc trên tay chỉ còn một mẩu nhỏ, sắp cháy xém vào ngón tay
mà chàng vẫn tỏ vẻ chẳng lưu tâm. Nhìn làn khói xanh một hồi, Khiết Anh
búng mẩu tàn qua cửa ra ngoài, chàng quay lại nhìn tôi gắt:
- Em làm gì mà không chịu đi ngủ cho đàng hoàng chứ? Lúc nãy cha mới
chặn đầu anh tra gạn xem anh có làm lỗi gì với em không kìa.
Bực mình quá! Chờ chàng suốt đêm để nghe những lời này. Tôi tức đến
phát khóc. Khiết Anh đến trước mặt tôi, nhìn thấy tôi rơm rớm nước mắt,
chàng cau có:
- Em lại định khóc nữa à? Đàn bà sao lắm nước mắt quá vậy? Toàn nước
mắt giả tạo, tôi phát ngấy lên rồi!
Mới một đêm chàng đã thay đổi như thế này sao? Khuôn mặt như trời sắp
nổi giông, nụ cười thường nhất đã mất hút. Tôi nhắm mắt đưa tay gạt giọt
lệ long lanh trên mi. Thái độ nhịn nhục không phản kháng của tôi có lẽ làm
chàng tội nghiệp.
Thở một hơi dài như trút đổ bao ưu tư, chàng ôn hòa nói:
- Đừng khóc nữa em, nhìn anh này.
Tôi mở to đôi mắt ướt lệ, khuôn mặt chàng mệt mỏi, chầm chậm lau nước
mắt cho tôi, chàng trầm giọng:
- Anh nóng quá phải không? Nhưng em nên thông cảm cho anh, anh đang
gặp chuyện phiền phức, đừng gây thêm bận tâm cho anh nữa nhé!
Chàng hừ khẽ một tiếng, ngồi xuống cạnh tôi, lấy một điếu thuốc lá định
hút. Tôi lo lắng giữ tay chàng:
- Chuyện gì vậy anh?
Khiết Anh ngẩng lên cười gằn:
- Em có biết hôm qua tới nay người ta gọi anh là gì không? Một thằng sở
khanh vô trách nhiệm vô lương tâm. Lá thư tuyệt mạng để lại, Ánh Tuyết
viết những gì em đoán nổi không? Nàng đã có thai với anh và bị anh bỏ rơi
nên đành quyên sinh. Hậu quả của những lời vu khống đó đã làm anh điên
lên suốt ngày hôm qua. Mọi người xúm lại chê trách anh. Cha mẹ cô ta thì
chửi là đồ đểu giả khốn nạn, anh phải chịu hoàn toàn về cái chết của Ánh
Tuyết, nhưng vị tiểu thư ấy có chết đâu? Không ai tự tử mà lại để đồng hồ
báo thức reo inh ỏi trên bàn cả. Cô ta chỉ muốn làm nư với cha mẹ một chút