- Cút đi!
Ôm đầu gối ngồi xuống bên cầu thang, những lời chàng nói như tiếng trống
đồng vọng rền vang cả vách đá. Khiết Anh bây giờ chỉ còn yêu có bản thân,
tôi nên đi đi, ở lại chỉ khiến chàng thêm rối trí, nhưng... nhưng làm sao tôi
rời xa chàng được?
- Khiết Anh! Thật ra chính em cần có anh mới sống nổi!
Tôi không dám đến cửa phòng Khiết Anh nhưng cũng không có nghị lực để
bỏ đi, quanh quẩn trong nhà giặt giũ quần áo, nấu nướng cho chàng, làm tất
cả những công việc tôi có thể làm được. Bà Lâm nhìn sự tận tụy của tôi
cũng ái ngại lây:
- Cậu Khiết Anh bây giờ chắc loạn thần kinh rồi cô Kỳ ơi! Có lúc tôi cũng
bị cậu ấy chửi như tát nước vào mặt. Thái độ của cậu ấy cũng bất thường
lắm, có khi nằm hát lảm nhảm gì đâu không hà, có khi lại ngồi hàng giờ để
hát một mình, đôi khi viết di chúc di ngôn gì đó, thôi thì đủ chuyện điên
điên khùng khùng! Cô đừng bận tâm cho khổ thân nữa! Người như cô đâu
phải là kẻ giúp việc tầm thường. Ồ! Mà có khi cậu ấy khóc nữa.
Chàng khóc? Chàng cũng đau khổ hay sao? Tôi phải ở đây dù không được
ra mặt nhưng núp trong bóng tối cũng đủ lắm rồi.
Một tuần lễ Khiết Anh không ra khỏi phòng, chàng ăn uống cũng tương đối
hơn và không đập phá đồ đạc nhưng tuyệt nhiên im lặng. Tôi đến ngồi ôm
cây đàn của chàng bỏ ở xó nhà vào lòng vuốt ve, từng sợi dây trùng xuống
buồn tênh, bây giờ những ngón tay chàng còn lướt nhanh trên nó không?
Lòng tôi cũng lạnh phím tơ chùng.
Trời mùa hạ có những cơn mưa thật bất ngờ. Một đêm kia tôi đang ngủ thì
bị đánh thức bởi tiếng mưa rơi, vùng dậy mở mắt nhìn đồng hồ mới hai giờ.
Tiếng mưa gió ngoài trời nghe thật dễ sợ, khí lạnh làm tôi chui rúc trong
tấm chăn rộng: Lạnh quá! Không biết Khiết Anh có ngủ nổi khi nghe tiếng
mưa rơi.
Một bản năng thúc đẩy tôi tung chăn nhảy xuống tìm chiếc áo khoác ngoài
cho đỡ lạnh đoạn đi về phía phòng chàng. Vừa nhón chân nhìn qua khe
cửa, cảnh tượng bên trong làm tôi hoảng hồn: cánh cửa sổ đã bật ra, đang
đập liên hồi vào bức tường phía ngoài. Mưa tự do hắt xối xả vào chàng, nền