Sáng hôm ấy, gã tới nhà tang lễ ở ngoại ô bằng chiếc Santana.
Gian đưa tiễn chật hẹp, bức di ảnh, đôi câu liễn và vòng hoa đen trắng…
Lúc nghi thức còn chưa bắt đầu, điện thoại của gã chợt đổ chuông. Một
tin nhắn. Gã rút di động ra, dáo dác nhìn ngó bốn xung quanh rồi mở ra một
cách dè chừng, ra là tin nhắn của thư ký trên công ty: “Thưa thầy, cuốn Đã
khuất đã in xong, nhà xuất bản vừa gửi sách tặng”.
Gian đưa tiễn tĩnh lặng và trang nghiêm nên không tiện để nói chuyện.
Gã bèn trả lời bằng tin nhắn: “Cứ để tạm ở chỗ tôi. Chiều tôi về lấy. Cảm
ơn!”.’
Thư ký lại gửi tiếp một tin nữa: “Tốt nhất thầy nên về ngay bây giờ…”
Người thư ký này vốn tính thẳng thừng, không hiểu vì lẽ gì mà lúc này lại
cứ ăn nói lấp la lấp lửng. Gã cau mày và nhắn lại bằng một dấu hỏi chấm.
Thư ký ấp a ấp úng: “Thầy phải về thì mới sửa được…”
Hôm ấy là cá tháng tư, ngày quốc tế nói dối, nhưng người thư ký này
xưa nay chưa bao giờ biết đùa cợt.
Gã nhà văn lặng lẽ rời khỏi nhà tang lễ và lái xe về thẳng công ty. Vừa
bước chân qua cửa, gã liền hỏi ngay:
– Sách đâu?
Người thư ký chỉ trỏ vào góc tường.
Gã bước tới, nhấc cuốn sách lên và nhìn vào mặt bìa. Hai mắt gã trợn
lên khi thấy tên mình được đóng trong một khung vuông thô dày. Ai cũng
biết một điều khi tên tác giả được đóng trong khung đen thì cũng có nghĩa
người đó vừa tạ thế. Theo ý nghĩa ấy, khi một cái tên được lồng vào giữa