Nắm rõ được đặc điểm ấy, vào nửa năm trước, công ty điện ảnh Kim
Tượng mà Phục Thực làm việc đã sản xuất ra chương trình truyền hình
dành riêng cho đêm khuya đầu tiên trong nước, trong đó sẽ có một gã nhà
văn kể lại những câu chuyện kinh dị do chính tay mình sáng tác.
Gã nhà văn này cũng có chút tiếng tăm trong vùng, vì những lý do mà ai
cũng biết, tôi tạm giấu tên thật đi và gọi gã là “gã nhà văn”. Nói cách khác,
“gã nhà văn” trong cuốn sách này không phải là một chức danh, mà là tên
người.
Ti lệ người xem chương trình đêm khuya ấy cứ tăng vùn vụt kể từ ngày
phát sóng, hiệu quả rất tốt.
Gã nhà văn năm nay ba mươi tám tuổi, mới li dị vợ từ một năm trước.
Đứa con ba tuổi rưỡi đi theo mẹ. Sau khi tan cuộc hôn nhân, người vợ cũ
cùng đứa con thơ quay về miền đông bắc.
Nhắc mới nhớ, gã cũng được coi là “nhà văn diễn thuyết” đầu tiên trong
nước. Trong chương trình, gã vừa mô tả, vừa diễn thuyết chính tác phẩm
kinh dị do mình viết. Gã không chỉ khéo sáng tác mà còn rất ham mê biểu
diễn. Ngoài ra, với khuôn mặt gầy gò, lông mày dày đậm, mũi dong dỏng
cao và ánh mắt tinh nhanh, gã trở nên cực kỳ ăn hình.
Nhà đầu tư cho chương trình này chính là Mễ Gia.
Mễ Gia năm nay bốn mươi sáu tuổi, người gốc Thượng Hải, tuy đã cố
gắng chăm chút kỹ lưỡng nhưng cô vẫn không sao che giấu được những
nếp thời gian đang hằn trên gương mặt. Đôi chân Mễ Gia vừa ngắn vừa thô,
bụng dưới sệ xuống, đôi mông cong vênh, trông cô chẳng khác nào một
tảng gỗ mới đựợc người thợ điệu khắc chạm dùi qua loa, hãy còn rất nhiều
phần thịt thựa thô kệch đang cần được xén bỏ thẳng tay.
Số tiền diễn thuyết cô trả cho gã nhà văn chẳng thấm vào đâu, nhưng vì
danh tiếng, gã vẫn vui lòng hợp tác. Thi thoảng nếu Mễ Gia có nhu cầu, gã