êm đềm của Văn, cạnh đó, một giọng lạ khác kiểu cách như giọng sơn ca.
Tiếng bà Tuyết Hoa hỏi Mai:
- Sao Mây không đi hả Mai…
- Dạ không, chắc chỉ mệt má à…
Văn kêu lên:
- Mệt thì đi hóng gió cho bớt mệt.. Mai vô lôi cổ cô ấy dậy đi. Bảo anh Văn
nói đi là đi.
Mai nói:
- Mây không đi đâu, em năn nỉ muốn chết mà cũng không. Trông chỉ có cái
gì là lạ ấy.
Tiếng người con gái hồi hôm hỏi nhỏ nhẹ:
- Có phải Mây là cô hát bài Dang Dỡ hồi hôm đó phải không anh Văn.
- Ừa, Mây đó..
- Nghe nói cô ấy trước giúp việc cho nhà anh phải không. Em tưởng ai chớ
như vậy cô không đi cũng không sao.
- Suỵt, nhỏ nhỏ không Mây nghe thấy phiền lắm… Bạn của Mai đó…
- Đừng nói chỉ giúp việc mà chỉ buồn..
Từng lời nói vọng vào phòng mồn một. Mây bịt tai lại để không phải nghe
tiếp nữa. Trước sau gì Mây cũng là một cô giúp việc trong nhà này. Địa vị
của Mây được phân định rõ ràng. Mọi người vì thương hại Mây mà không
nhắc nhở đến cái địa vị yếu kém đó mà thôi. Nước mắt tưởng đã cạn từ hồi
hôm lại dâng trào mãnh liệt. Mây ôm đầu khóc nức nở.
Bên ngoài mọi người đã đi hết. Gian nhà trống vắng như bãi tha ma. Mây
có một quyết định. Mây ngồi dậy đi rửa mặt chải tóc. Chị bếp đi chợ, anh
Tài đang lau chùi xe ở ga-ra. Mây quay vào phòng, soạn lại đồ đạc. Hai bộ
quần áo cũ từ ngày mới bắt đầu chân ướt chân ráo đến đây. Môt bộ quần áo
mới, và chiếc áo dài màu hồng, tiền vải và tiền công đều là của Mây. Đồ
đạc chẳng có gì. Mây tháo chiếc cặp Văn cho để lại trên bàn học. Cả sợi
dây cột tóc. Mây không đem theo một cái gì cả, ngoài ba ngàn bạc công bà
Tuyết Hoa trả tuần trước. Mây lại bàn viết vài chữ cho bà Tuyết Hoa nói lý
do phải đi của mình. Mai đã lành bệnh, nhiệm vụ của Mây đã hết. Mây
không muốn phải sống bám gia đình bà nữa. Mây cảm ơn bà đã giúp đỡ