CÁNH TAY TRÁI CỦA SẾP - Trang 180

chất công việc (truyền đạt các mệnh lệnh, chuyển các quyết
định và thông tin từ sếp tới những người có liên quan,…) nên các
thư ký hành chính rất dễ bị đồng nghiệp săm soi, cho là “cậy
quyền ỷ thế”, như thể mệnh lệnh đó là từ họ chứ không phải từ
sếp.

Thư ký hành chính phải thật cẩn trọng trong từng lời ăn tiếng nói
cũng như hành động của mình. Việc truyền đạt các mệnh lệnh
nên rõ ràng nhưng cũng mềm dẻo, thể hiện rõ đó là của sếp chứ
không phải của bạn.

Bị khách hàng/đối tác coi là rào cản giữa họ với giám
đốc.
Đối với khách hàng, đối tác, nếu thư ký hành chính tỏ
ra thiếu nhiệt tình hoặc chưa chu đáo, hay thậm chí cả khi thư ký
hành chính đang cư xử thận trọng để nắm bắt được mục tiêu
của đối tác cũng dễ gây ra tâm lý chán nản và thất vọng cho họ.

Giải pháp là giữ thái độ thẳng thắn, trung thực và tạo sự tin cậy
cho khách hàng. Thư ký hành chính nên tỏ rõ quan điểm của
mình, tìm hiểu thấu đáo về yêu cầu của đối tác và truyền đạt
thông tin trung thực tới sếp. Đồng thời, cũng thể hiện rõ sự
chuyên nghiệp trong xử lý thông tin, tạo được ấn tượng tốt về
công ty của bạn với khách hàng để giữ chân họ, và vẫn “ghi điểm”
trong mắt sếp.

Bị “nghi ngờ” về mối quan hệ với sếp. Quan hệ với giám
đốc là một trong khó khăn lớn nhất của người làm công việc của
thư ký hành chính. Trong công việc hàng ngày, các thư ký hành
chính sẽ không thoát khỏi những lúc các sếp muốn tìm tới để
chia sẻ những niềm vui nỗi buồn. Lúc này giám đốc thực sự là
một người bạn chứ không phải là sếp nữa. Nhưng những người
xung quanh đâu hiểu được tình huống khó xử của bạn, họ nghi
ngờ và không ít kẻ “xấu tính” có dịp để “chơi bẩn” bạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.