CÁNH TAY TRÁI CỦA SẾP - Trang 181

Giữ thái độ ân cần, chu đáo với giám đốc nhưng luôn giữ
khoảng cách cần thiết trong tình cảm. Giám đốc cũng là con
người, một thực thể tồn tại giữa cuộc sống đời thường với bao
ràng buộc, chi phối bởi các quan hệ xã hội phức tạp. Vì vậy, thư
ký hành chính nên thể hiện sự chân thành, lắng nghe tâm sự của
sếp, nhưng cũng đừng tỏ ra yếu đuối, vượt qua giới hạn cần
thiết giữa hai người. Điều này cũng là để giữ cho công việc và vị
thế của chính bạn.

Trân trọng sự chia sẻ và tình cảm của giám đốc, nhưng đừng
mắc phải sai lầm là để tính tò mò ảnh hưởng tới công việc, đi
quá sâu vào đời tư của giám đốc. Hàng ngày, có thể bạn được
nghe vô số chuyện từ giám đốc nhưng bạn cần phải bỏ ngoài
tai mọi chuyện và giữ thái độ im lặng, không bao giờ (ngay cả
trong lúc chuyện trò vui vẻ với bạn bè, người thân) đem chuyện
giám đốc ra kể để tỏ ra mình là người được sếp tin cậy cũng như
“lấy câu chuyện làm quà”.

Những khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ với sếp.
Vì là người gần cận nhất với sếp, cũng như hầu hết thời gian
làm việc của thư ký hành chính là với sếp, nên không thể tránh
khỏi những lúc bạn phải hứng chịu những cáu bẳn, bực bội của
sếp mà có thể nguyên nhân không phải từ bạn. Cư xử của bạn sẽ
quyết định mối quan hệ giữa hai bên được duy trì ra sao, thậm
chí còn ảnh hưởng cả đến tính ổn định và lâu dài trong công việc
của bạn.

Thư ký hành chính nên tận dụng kiến thức tâm lý của mình để
phân tích xem giám đốc là người như thế nào, nóng tính hay
trầm tĩnh, hoạt bát hay trì trệ, lạnh lùng hay đa cảm để tìm ra
cách ứng xử xử phù hợp nhất trong mọi tình huống phát sinh
hàng ngày.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.