CÁNH TAY TRÁI CỦA SẾP - Trang 182

Nếu giám đốc là người nóng tính, dễ cáu bẳn, khiếm nhã, đừng

cãi lại họ hoặc phản hồi ngay lập tức những gì vừa nghe được. Hãy
chờ khi cơn nóng giận của giám đốc nguôi đi, rồi hãy nhắc lại
khéo léo chuyện vừa qua, vừa giải thích tình huống thực tế phát
sinh, đưa ra những lời thanh minh cần thiết cho bạn và lời phê
bình tế nhị với sếp. Điều này sẽ có tác dụng về lâu dài, đảm bảo
không sứt mẻ mối quan hệ giữa bạn và sếp cũng như giữa sếp với
những người khác.

Đối với những giám đốc có tính cách trầm tĩnh, quyết đoán,

các thư ký sẽ cần có thái độ ứng xử khác. Những giám đốc kiểu này
là người có thần kinh thép, họ tin vào sức mạnh của chất xám,
thích cách suy nghĩ và hành động mang tính trí tuệ. Các thư ký nên
tìm cơ hội thể hiện năng lực của mình trong những trường hợp cụ thể,
như đưa ra một suy nghĩ dự đoán về hướng kinh doanh nào đó, nhận
xét sắc sảo, phân tích hợp lý vụ việc xảy ra …

Bên cạnh hai kiểu người trên, còn có những giám đốc đa cảm. Họ

là những người bên cạnh trách nhiệm trong công việc còn luôn đối
mặt với cuộc sống đời thường, còn dành một góc tâm hồn cho
những mộng mơ nghệ sỹ. Các thư ký hành chính phải hết sức thận
trọng và khéo léo với một vị giám đốc như thế này. Thường những
người như vậy có tính cách thất thường, mau nhớ mau quên. Vì vậy,
trong công việc, thư ký hành chính phải đặc biệt thận trọng, ghi chép
và nếu có thể nên yêu cầu sếp chuyển mệnh lệnh bằng văn bản.
Đồng thời, cũng tuyệt đối không được đem chuyện riêng tư, xúc
động ra kể lể với sếp để khơi gợi lòng trắc ẩn, sự cảm thông của họ.
Vì sự rung động trong con người giám đốc đa cảm này sẽ khiến họ
không kiểm soát được mình và có những hành động vượt quá giới hạn
cần thiết, đẩy thư ký hành chính vào tình trạng “tiến thoái lưỡng
nan”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.