CÁNH TAY TRÁI CỦA SẾP - Trang 266

14. Đây là một trong những kết luận trong sách mới của giáo sư Donald N.
Sull, Revival of the Fittest (Boston: Harvard Business School Press, 2003).
15. Thực ra, chúng tôi lo ngại rằng đây chính là nguyên nhân khiến các nhà
lãnh đạo cấp cao của Hewlett-Packard kết hợp các bộ phận kinh doanh của
công ty thành một số tổ chức khổng lồ. Rõ ràng là cách tổ chức lại này giúp
giảm chi phí. Nhưng theo quan điểm của chúng tôi, nó chỉ làm cuộc chiến
của công ty với các giá trị vào thời điểm mà khởi động lại tăng trưởng là rất
quan trọng trở nên tệ hơn. Cùng lúc đó – và đây là lý do tại sao lý thuyết tốt
lại quan trọng đến vậy – sự “nhỏ bé” đối đầu với “sự lớn mạnh” không phải
là cách phân loại thích hợp khi nghĩ về những lợi ích của những vụ sáp
nhập này hoặc lợi thế của sự nhỏ bé do chia cắt tổ chức hoặc tách rời. Sự
hợp nhất có thể giúp tiết kiệm chi phí, nhưng như chúng tôi đã chỉ ra trong
chương này, nó có thể làm hỏng giá trị cần có để theo đuổi các cơ hội phá
vỡ tiềm năng. Các tổ chức nhỏ hơn – hay các tổ chức lớn bị tách ra thành
chuỗi những tổ chức nhỏ hơn – có thể dễ dàng hơn khi giải quyết thử thách
thâu tóm những giá trị thân thiện với phá vỡ, nhưng như chúng tôi đã chỉ ra
trong chương 5 và 6, các tổ chức cũng phải đối mặt với nhu cầu phụ thuộc
về cấu trúc, thường đòi hỏi những tổ chức tích hợp hơn, lớn hơn. Theo
quan điểm của chúng tôi, vấn đề không phải là ở chỗ đánh đổi; hay còn gọi
là chấp nhận những thỏa hiệp không thể tránh khỏi được, mà là về việc
nhận ra tình huống của mình và lựa chọn giải pháp hợp lý cho vấn đề cấp
bách nhất.
16. Chúng tôi thường xuyên được hỏi một dự án nên được phép thua lỗ bao
nhiêu tiền, và sau bao lâu thì nên mong đợi lợi nhuận. Tất nhiên không có
quy luật cố định, bởi mức độ phí cố định của mỗi doanh nghiệp khác nhau.
Ngành điện thoại di động là ngành kinh doanh tăng trưởng phá vỡ đòi hỏi
đầu tư chi phí cố định lớn, và do đó khoản lỗ lớn hơn các ngành khác. Khi
đưa ra những lời khuyên này, chúng tôi đơn giản chỉ hy vọng đưa ra cho
các nhà lãnh đạo nguyên tắc có tính kim chỉ nam rằng lỗ càng ít thì càng
lãi.
17. Kinh nghiệm của Honda được tóm tắt từ trang 153 đến 156 của cuốn
The Innovator’s Dilemma. Câu chuyện đó đã được cô đọng từ nghiên cứu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.