CÁNH TAY TRÁI CỦA SẾP - Trang 272

Customers Phone, Web Services,” The Wall Street Journal, 10 March 1999;
“The AT&T-Mediaone Deal: What the FCC Missed,” Business Week, 19
June 2000; “AT&T Broadband to Merge with Comcast Corporation in $72
Billion Transaction,” AT&T news release, 19 December 2001; “Consumer
Groups Still Questioning Comcast-AT&T Cable Merger,” Associated Press
Newswires, 21 October 2002.
3. Giá cổ phiếu của Cabot vượt qua mức trung bình thị trường từ năm 1991
đến 1995 khi họ quay lại tập trung vào dự án kinh doanh cốt lõi của mình,
vì hai lý do. Ở một bên của phương trình, nhu cầu muội than ở châu Á và
Bắc Mỹ tăng lên vì doanh số bán ô tô nhảy vọt, từ đó tăng nhu cầu lốp xe.
Về phía cung, hai nhà sản xuất muội than khác của Mỹ vừa rời ngành vì
không muốn đáp ứng mức đầu tư cần thiết cho quản lý môi trường, do đó
tăng sức ép giá cả của Cabot. Cầu tăng và cung giảm dẫn đến lợi nhuận
tăng vọt cho các hoạt động sản xuất muội than truyền thống của Cabot, thể
hiện ở giá cổ phiếu của công ty. Tuy nhiên, từ 1996 đến 2000, giá cổ phiếu
của họ lại giảm xuống, phản ảnh sự thiếu triển vọng tăng trưởng.
4. Một nghiên cứu quan trọng về xu hướng thực hiện các đầu tư không thể
tạo được tăng trưởng của các công ty đã được Giáo sư Michael C. Jensen
thực hiện: “Cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại, lối thoát và thất bại của
các hệ thống quản lý nội bộ”, Journal of Finance (Tháng 7 năm 1993): 831-
880. Giáo sư Jensen cũng thực hiện nghiên cứu này để gửi lên Hiệp hội Tài
chính Mỹ. Thú vị là ở chỗ nhiều doanh nghiệp được Jensen dẫn chứng là đã
gặt hái tăng trưởng hiệu quả từ các khoản đầu tư của mình đều là các nhà
cải cách đột phá – một khái niệm then chốt trong cuốn sách này. Đơn vị
phân tích trong cuốn sách này, cũng như trong công trình của Jensen, là
từng doanh nghiệp chứ không phải hệ thống tạo tăng trưởng lớn hơn trong
một nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa. Các công trình như
Theory of Economic Development (Cambridge, MA: Harvard University
Press, 1934) và Capitalism, Socialism, and Democracy (New York:
London, Harper & Brothers, 1942) của Joseph Schumpeter đều là các công
trình bước ngoặc có ảnh hưởng lớn, đề cập đến môi trường nơi các doanh
nghiệp hoạt động. Ở đây chúng tôi khẳng định rằng dù thành tích của các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.