Việt chính là chiến trường của cuộc thư hùng giữa hai cường quốc mạnh
nhất thế giới này.
- Rồi sao nữa?
- Bởi vậy, con thấy, đây không phải là cuộc nội chiến của Đại Việt. Mà
là cuộc chiến bốn bên. Hay nói theo tổng thể, đây là cuộc chiến chống
ngoại xâm. Theo thiển ý của nhi thần. Không có minh hữu mãi mãi và cũng
không có kẻ thù nào là mãi mãi. Việc trước tiên là bản thân triều ta phải
mạnh mẽ. Ngụy có lớn mạnh cũng không phải là xấu.
- Vì sao?
- Khi ta mạnh, Ngụy mạnh, hai con sói kia sẽ không dám gây hấn với
Đại Việt. Ngược lại, chúng sẽ chọn chiến trường khác. Lúc đó mới chính là
lúc phân cao thấp với Ngụy. Ấy chính là kế sách trước đuổi ngoại xâm, sau
bình nội loạn.
- Khởi bẩm, – Đức tiếp lời. – Thần cũng có cùng suy nghĩ với Hoàng tử.
Song, chúng ta cũng không thể để Ngụy cứ thế mà lớn lên được. Theo kế
sách Hoàng tử đưa ra, giữa ta và Ngụy, ai là rồng, ai là hổ còn chưa biết
được. Để bảo đảm cho thắng lợi, chúng ta phải có kế sách kiềm hãm Ngụy.
- Vậy việc này hãy để lại cho thần, – Lê Văn Duyệt chen vào. – Trước ta
tạm thời phân định biên giới với Ngụy, Diên Khánh và vùng phụ cận ta
nắm giữ, từ Phú Yên trở ra thì giao cho Ngụy. Thời gian này, thần cùng
chúng tướng thỉnh thoảng lại đem quân tiến đánh Phú Yên và Quy Nhơn,
không thể để chúng bình yên mà trưởng thành được. – Lê Văn Duyệt vốn là
một tướng cầm quân nên lời lẽ có phần hiếu chiến cũng là điều dễ hiểu.
- Thần còn thấy, – Lê Quang Định ứng lời. – Việc Anh Cát Lợi chọn
con đường giao bang với Ngụy cho thấy một điều. Đó là Ngụy lúc này
không thể đụng đến, chúng cũng có những cơ sở vững chắc. Thần cũng ngờ
ngợ là chúng có một loại vũ khí nào rất đáng sợ. Anh Cát Lợi cũng không