CẢNH THỊNH ĐẾ TÂN TRUYỆN - Trang 12

“Năm đó, Ngài cùng hai người anh nam chinh bắc chiến, tạo dựng bao

chiến công hiển hách. Năm 1776, Ngài vâng lời anh là Nguyễn Nhạc, đem
quân vào tập kích thành Gia Định, bắt sống tướng Bùi Hữu Lễ, ép Nguyễn
Ánh phải chui xuống trốn ở gầm giường nhà một vị Linh mục truyền giáo ở
Bà Rịa. Năm 1782, Ngài cùng anh lúc đó là Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ
lại xua quân đánh bại Nguyễn Ánh, tái chiếm thành Gia Định, ép Nguyễn
Ánh phải trốn tới đảo Thổ Chu. Năm 1786, Ngài lại thân chinh chiếm lấy
Phú Xuân, được gia phong Đông Định Vương. Đến năm 1787, Ngài uất ức
rồi sinh bệnh mà mất ở Quy Nhơn sau khi thất thủ Gia Định. Sử viết Ngài
vì sợ hãi chạy trốn Nguyễn Ánh mà bỏ Gia Định. Nhưng mà người ta đâu
biết. Nguyễn Ánh sợ Ngài và Bắc Bình Vương hơn sợ cọp, lại chính Ngài
ép Nguyễn Ánh chui gầm giường, trốn đi đảo Thổ Chu. Lẽ nào Ngài lại sợ?
Năm đó, giặc Ánh thế mạnh, lại có vũ khí tối tân của Pháp, trong khi quân
ta binh ít, vũ khí thô sơ, làm sao là đối thủ. Để bảo toàn lực lượng, Ngài
phải hạ lệnh bỏ thành. Trên đường rút, Ngài cùng phó tướng của mình là
Phạm Văn Tham chiến đấu anh dũng. Hai ông đã bàn bạc rất lâu. Ngài
quyết định chịu tiếng xấu sợ chết, bỏ chạy khỏi Gia Định. Một phần là để
giữ lấy một phần binh lực, phần nữa là để cho giặc Ánh thấy thắng mà sinh
lòng chủ quan. Kết quả đúng là thế, tướng Phạm Văn Tham nhờ đó mà cầm
cự giặc Ánh tận một năm rưỡi. Ngài về Quy Nhơn, xin được viện binh,
nhưng lúc này lại nghe tin Gia Định thất thủ mà sinh uất ức rồi chết.

Sau này, khi giặc Ánh chiến thắng, lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long, con

cháu nhà Tây Sơn bị tàn sát không còn ai. Nhắc đến đây, ba sẽ giải đáp cho
con nghi vấn về chiếc khăn trắng mà Đức Đông Định Vương đội. Số là. Ít
ai biết, thật ra Ngài không theo đạo Phật như ông cha mà theo đạo Hồi. Khi
ra trận, Ngài đội khăn để xin Thượng Đế chúc phúc. Ngài lấy vợ, sinh con.
Nhưng theo luật đạo Hồi, người vợ không được xuất hiện nơi công cộng.
Bởi thế, hầu như không ai biết Ngài có vợ, có chăng chỉ là những thân tín
của Ngài. Nhưng họ cũng không thoát sau cuộc tàn sát. Cũng nhờ đó mà Tổ
mẫu đã trốn thoát được. Bà sau đó sống ẩn dật ở An Nhơn và truyền lại
dòng máu của Đông Định Vương Nguyễn Lữ cho đến nay”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.