núi phía trong gò Sặt, cương ngựa bị đứt Nguyễn Nhạc té nhào xuống
ngựa, trật chân không đứng dậy được. Đám tùy tùng chạy đến xoa bóp hồi
lâu mới bớt. Khi đứng dậy để lên ngựa thì Nguyễn Nhạc chợt thấy chuôi
kiếm ló ra nơi vách đá trên sườn núi. Sai người lên xem thì là một thanh cổ
kiếm, lưỡi sáng như nước. Ai nấy đều mừng là kiếm trời ban. Do tích được
kiếm của Nguyễn Nhạc tại đây nên núi mang tên là hòn Kiếm Sơn. Tuy
nhiên, theo ghi chép của sử sách, đây chỉ là một thanh cổ kiếm mà Nguyễn
Nhạc vô tình mua được. Sau ông lại sai thân tín dựng lên câu chuyện trên
để thần thánh hóa cuộc khởi nghĩa. Qua câu chuyện, nhân dân khắp nơi đều
cho rằng ông lĩnh mạng trời thống nhất giang sơn.
Bên tay phải quý vị là thanh Ô Long Đao. Đây là thanh đao của Nguyễn
Huệ. Truyền rằng một hôm Nguyễn Huệ đi tuần nơi đèo An Khê, khi cùng
anh là Nguyễn Nhạc lo xây dựng cơ đồ khởi nghĩa. Để tạo nên một không
khí thần linh, Nguyễn Huệ đã loan tin là trong dịp đi tuần này có hai con
rắn mun to lớn đón đường dâng đao rồi từ tạ vào rừng. Tại nơi rắn dâng
đao, Nguyễn Huệ cho lập miếu thờ gọi là Miếu xà.
Thanh Ô Long đao, cán bằng gỗ mun đen nhánh, lưỡi đao cũng bằng
một loại kim khí màu đen. Khi đao ra khỏi vỏ thì khí lạnh tỏa ra một vùng
khá rộng. Thanh đao không có hào quang mà chỉ có khí lạnh, đồng thời sắc
bén vô cùng. Trọng lượng rất nặng.
Đây cũng là tủ trưng bày đáng chú ý cuối cùng của Bảo tàng, ngoài ra,
phía bên ngoài còn có vài tủ trưng bày những vũ khí phổ thông của nhà Tây
Sơn. Quý vị có thể xem tự nhiên. Đến đây có quý vị nào muốn đặt câu hỏi
không ạ?”
- Tây Sơn Tam Kiệt là ba anh em. Ở đây chỉ trưng bày binh khí của hai
người. Thế còn binh khí của người thứ ba đâu? Một vị khách nữ giơ tay đặt
câu hỏi.