hiểu lầm không đáng có. Bởi vậy, thần nghĩ, chúng ta nên dùng một tên
khác để làm Quốc hiệu. Trước là để tiện bề giao thương, sau nữa là để
chứng tỏ chúng ta nay đã khác, sẽ trở thành một quốc gia hùng mạnh hơn
xa các triều đại trước.
- Thay đổi Quốc hiệu là một việc lớn. Trẫm không thể cứ thế mà quyết
được. Chư vị Khanh gia thấy thế nào?
- Tâu Bệ hạ - Lê Quang Định nói. - Nếu dựa vào những gì đại nhân
Trịnh Hoài Đức nói thì chúng ta không cần phải đổi Quốc hiệu.
- Sao Khanh nói vậy?
- Một lý do thôi thưa Bệ hạ. Chúng ta là chính thống, tại sao lai phải đổi
tên để cho giặc Nguỵ dùng tên Đại Việt. Há chẳng phải là ta e sợ giặc mà
nhượng bộ hay công nhận chúng.
- Thần cũng không đồng ý. Bệ hạ chẳng phải nhiều lần đã nói sao?
Chúng ta giao thương với người phương Tây nhưng phải hạn chế tối đa.
Phải xem Ấn Độ là tấm gương để tự cảnh tỉnh chính mình. Bởi vậy, ta
không cần phải giao thiệp với họ nên cũng chẳng cần phải đổi tên.
- Ông nói sai rồi - Trịnh Hoài Đức phản bác. - Đồng ý là chúng ta hạn
chế giao thương với họ nhưng không phải là đang có quan hệ tốt với Phú
Lang Sa sao? Chẳng phải vừa rồi Duệ Thái tử Cảnh mang về từ Pháp năm
chiến thuyền sao? Đó không phải là do họ đồng ý bán trả chậm cho ta hay
sao?
- Hừ, làm gì có chuyện tốt đến thế - Định cãi lại. - Duệ Thái tử chẳng
phải là đã đánh đổi bằng mấy năm phục vụ cho quân đội Phú Lang Sa hay
sao? Vả lại, họ bán trả chậm cho ta cũng là vì nhắm đến lợi ích sau này. Nói
chung là không đáng tin.