Pháo binh và tên lửa là hai quân chủng mới có cơ cấu nhân sự như kỵ
binh và cũng chỉ biên chế đến cấp cao nhất là tiểu đoàn. Số lượng đại bác
và dàn phóng tên lửa cũng lần lượt là ba, chín, hai mươi bảy, tám mươi mốt
tương ứng với các cấp từ tiểu đội đến tiểu đoàn. Toàn bộ quân đội có tất cả
mười tám tiểu đoàn với một nghìn năm trăm khẩu đại bác và một nghìn
năm trăm dàn phóng tên lửa.
Hải quân thì đơn giản hơn, chỉ bao gồm ba cấp là hải đội, hải đoàn và
hạm đội. Số lượng chiến thuyền tương ứng với các cấp là bảy mươi lăm,
hai trăm hai mươi lăm và sáu trăm bảy mươi lăm chiếc. Nhân sự tương ứng
với từng cấp là ba nghìn bảy trăm năm mươi, mười một nghìn hai trăm năm
mươi và ba mươi ba nghìn bảy trăm năm mươi người. Toản cũng phân hải
quân của mình thành ba hạm đội với hơn hai nghìn chiến thuyền, với hơn
một trăm nghìn người. Mười hai chiếc Định Quốc cải tiến cũng đã hoàn
thành và biên chế đều cho ba hạm đội này. Nhắc lại một chút về số lượng
chiến thuyền. Hẳn là sẽ có nhiều người thắc mắc không phải là nhà Tây
Sơn có hơn ba nghìn chiến thuyền sao? Vậy mà ở đây chỉ có hơn hai nghìn
chiếc. Thật ra điều này cũng rất dễ hiểu. Toản cho cải tiến và đóng mới hơn
hai nghìn chiến thuyền với tính năng ưu việt hơn loại cũ. Anh lại cho cải
tiến thành năm trăm thuyền đổ bộ chở binh sĩ cùng các loại khí tài quân sự.
Số còn lại dùng để bán cho các nước nhỏ xung quanh hay chuyển thành
thuyền buôn bán cho các thương nhân. Bởi vậy mà nói, tuy số lượng chiến
thuyền có giảm đi nhưng chất lượng thì hơn hẳn so với loại cũ.
Bên cạnh đó, Toản còn cho biên chế quân đội của mình thành ba tập
đoàn quân hỗn hợp gọi là ba quân đoàn. Mỗi quân đoàn lại bao gồm ba sư
đoàn bộ binh, sáu tiểu đoàn kỵ binh, bốn tiểu đoàn pháo binh và bốn tiểu
đoàn tên lửa. Quân số của mỗi quân đoàn lên đến bốn mươi nghìn chín
trăm bảy mươi bảy người.
Tổng kết lại, toàn bộ các binh chủng của nhà Tây Sơn gồm ba quân
đoàn, ba hạm đội với hai trăm hai mươi bốn nghìn một trăm tám mươi mốt