Nguyễn Phúc Cảnh buồn bã vô cùng. Ý của Phụ hoàng đã quyết, anh
làm được gì đây. Trong lòng Cảnh lúc này thật sự cầu mong rằng mình đã
quá ảo tưởng về sức mạnh của người Châu Âu như Phụ hoàng đã nói.
Nhưng nói cho cùng thì đó chỉ là mơ tưởng thôi. Anh thầm mong đội quân
có thể tốc chiến tốc thắng để có thể kịp quay về ứng cứu khi người Phú
Lang Sa thật sự nổ súng.
Lúc này, Nguyễn Ánh tổng kết lại:
- Vậy, binh lực và kế hoạch tác chiến của chúng ta sẽ thực hiện đúng
như Thành khanh gia đã tấu. Vì đường xá xa xôi, Trẫm cho các khanh ba
tháng để chuẩn bị và tiến về các điểm tập kết. Đúng một tháng sau tính từ
hôm nay, chúng ta sẽ quyết phân thắng bại với giặc Ngụy.
- Chúng thần lĩnh chỉ.
Các tướng lục tục lui ra. Cảnh không còn gì để nói, anh nhìn cha mình
bằng ánh mắt lo lắng rồi cũng trở về phủ. Anh sẽ mời Trịnh Hoài Đức đến
để bàn thảo thêm. Trước mắt anh là cả một viễn cảnh đen tối. Anh quá lo xa
chăng? Cầu mong đúng là như vậy.
…………… Phía bên kia chiến tuyến, Toản cũng triệu tập cuộc họp của
Bộ quốc phòng cùng Ban tham mưu là Tây Sơn Thất hổ tướng và Tây Sơn
Ngũ Phụng thư. Lần họp này còn có sự có mặt của Thùy và Bàn. Mấy năm
nay, bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế và giáo dục, Toản còn chú ý
rất nhiều đến quân sự. Anh cũng đã cho tái cấu trúc lại quân đội của mình,
thay toàn bộ vũ khí lạnh bằng các loại súng. Trong đó, binh sĩ được phát
một cây TSG, một thanh đoản kiếm mà nói chính xác hơn là một cây dao
quân dụng có thể gắn lên súng như là một lưỡi lê. Cũng chính vì vậy mà
quân số binh sĩ của nhà Tây Sơn được thu hẹp lại, chỉ có một nghìn năm
trăm quân nhân chuyên nghiệp và năm nghìn quân dự bị. Nhân đây, cũng
xin kể thêm về cơ cấu quân sự như sau: