lại còn hận. Vì chính Phụ hoàng từng xúc phạm phần mộ của tổ tiên nhà họ
Nguyễn. Xúc phạm như thế nào có lẽ không cần phải nói nữa.
Nhận thấy Ánh thoáng có chút phẫn uất, Toản dừng lại một chút để ông
bình tâm lại. Đoạn, anh nói tiếp:
- Ông bà có câu: "nợ cha, con trả". Tôi xin thay mặt cha nói lời xin lỗi
đến với gia tộc ngài. Đồng thời, cho người xây lại từ đường nhà họ
Nguyễn. Không biết ý ngài thế nào?
- Thôi, chuyện đã qua thì cũng qua rồi. Bây giờ có oán trách thì cũng
được ích gì. Oán thù nên cởi. Lẽ ra, với cương vị người chiến thắng, ngài
không cần làm những việc như thế này. Vậy mà ngược lại, ngài lại có hành
động như bây giờ cho thấy ngài là một con người độ lượng và biết nghĩ đến
bá tính lê dân. Ngài nói sao thì cứ làm vậy đi.
- Có được câu nói này của ngài, tôi cảm thấy mừng lắm. Giờ đây, tôi xin
nói ra kế hoạch của mình.
Nói đoạn, Toản bắt đầu nói rõ. Trước hết, anh không còn gọi Ánh là
ngài nữa. Xét theo vai vế, Toản gọi ông là chú. Cảm mến sự chân thành của
anh, Ánh đã đồng ý. Tiếp nữa là kế hoạch. Theo đó, chiến bại của Ánh ở
đèo Cù Mông bị giấu nhẹm đi. Thay vào đó, cả hai sẽ tuyên bố là bất phân
thắng bại. Đúng lúc người Phú Lang Sa tấn công Gia Định. Vì thương cho
dân lành, không muốn Giang sơn rơi vào tay giặc, cả hai tiến hành hoà đàm
ở Phú Yên. Điều quan trọng là có sự hoà giải giữa hai nhà. Nguyễn Ánh
cũng đã có tuổi nên lui về, chấp nhận nhường lại Giang sơn cho Toản
nhưng ông vẫn giúp cho vị tân Hoàng đế với vai trò cố vấn cùng tước vị
Thái thượng Hoàng.
Nói đến tước vị Thái thượng hoàng, lẽ ra nó chỉ dành cho một vị vua khi
đến tuổi già muốn nhường ngôi cho con cháu. Phải nói Ánh vô cùng nhạc
nhiên với quyết định này của Toản. Song, ông nhanh chóng bị thuyết phục