- Họa ngoại xâm thực ra chưa phải là đã bị dập tắt. Dã tâm của người
phương Bắc và người Phú Lang Sa, kể cả Anh Cát Lợi vẫn còn đó. Nhưng
nếu tôi có cách để cả hai chúng ta đều là người chiến thắng, ngài có tin
không?
- Không thể nào. Điều này không thể xảy ra. Thắng là thắng, thua là
thua, ta phải chấp nhận.
Thật. Trăm nghĩ, nghìn nghĩ Ánh vẫn không thể nào hiểu được Toản
đang nghĩ gì. Có câu "thắng làm vua, thua làm giặc", không thể nào có
chuyện cả hai cùng "làm vua". Chỉ có một lý do duy nhất: đầu hàng. Khi
đó, Ánh sẽ thành về tôi của Toản. Thân là một vị vua, điều này là một sự xỉ
nhục.
- Gia Long Bệ hạ! Xin ngài hãy bình tâm mà nghe tôi nói. Ngài có tin,
trong thời gian rất ngắn sắp tới, Hoàng đế chỉ còn trên danh nghĩa, quyền
lực nằm trong tay bá tính. Chỉ khi nào Giang sơn lâm nguy hay có kẻ
chuyên quyền, Hoàng đế mới là người đứng ra giữ bình yên cho bá tính hay
không?
- Làm gì có chuyện đó. Nếu Hoàng đế không có thực quyền thì ta và
ngài tranh đấu cho ngôi cửu ngũ chí tôn để làm gì?
- Vậy mà sẽ có đó. Ngài thử ngẫm lai xem. Trong lịch sử nước nhà, có
vương triều nào là mãi mãi trường tồn hay không? Sẽ có một ngày, vương
triều đu có mạnh cách mấy cũng xuất hiện một hôn quân. Vua ép dân phản,
vương triều sụp đổ.
- Đúng vậy, thiếu gì những vị vua như thế. Lý Long Đỉnh khi xưa là một
điển hình. Nhưng như vậy thì đã sao?
- Như vậy cho thấy dân mới là gốc của quốc gia. Dân như nước, quân
như thuyền. Nước bình yên phẳng lặng thì thuyền sẽ nhẹ nhàng lướt sóng.
Nhưng khi nước giận dữ sục sôi, thuyền sẽ lật nhào. Nếu như vậy, tôi thà