CẢNH THỊNH ĐẾ TÂN TRUYỆN - Trang 437

- Các Khanh, vấn đề thứ ba, Trẫm đã có ý riêng của mình. Chỉ cần các

Khanh tiến cử cho Trẫm một người thôi. Đó là an bài cho thành phố mới
Sài Gòn. Trẫm sẽ đặc phái hai người là Phan Huy Chú và Phạm Thái quy
hoạch thành phố và tiến hành xây dựng nó. Họ là hai người chọn đúng
ngành này để học ở trời Tây. Kinh phí ban đầu sẽ do triều đình cung cấp.
Các năm sau đó, Sài Gòn chỉ cần nộp lại một phần ba tiền thuế, còn lại sẽ
được dùng cho xây dựng. Chưa hết, số tiền xây dựng rất lớn. Do đó, cần
huy động thêm tiền trong dân. Và gánh nặng này cần một người đứng ra
gánh vác, đồng thời cũng là người đứng đầu thành phố. Các Khanh hãy đề
cử người này cho Trẫm.

Bá quan lúc này đều nhất trí đề cử một người. Vị này bản thân là một

tướng quân, lại từng giữ chức Tổng trấn Gia Định và được bá tính yêu
thương. Không ai khác, đó là Tả quân Lê Văn Duyệt. Nói thật, không ai
hiểu rõ người dân ở đây bằng ông. Bởi thế, Toản ưng thuận, giao lại trọng
trách cho ông với chức vụ mới, Thị trưởng thành phố. Phụ tá cho Duyệt là
Hoàng Minh Khánh.

- Việc thứ tư, Trẫm sẽ bàn riêng với bộ Quốc phòng và bộ Chính trị. Kết

quả thế nào, các Khanh sẽ được biết sau. Giờ thì, trừ hai bộ Trẫm vừa nói,
tất cả hãy nghỉ ngơi.

Lúc này, buổi chầu triều kết thúc. Vấn đề thứ tư, các quan dù vô cùng

thắc mắc vẫn không tài nào biết được. Phải đến năm năm sau, bí mật mới
được hé lộ. Và cũng chính nó đã làm nên tên tuổi của nước Việt Nam.

...

Từ sau ngày lễ Đăng cơ của nhà vua trẻ, thành Gia Định đã khoác lên

mình một diện mạo mới. À, phải nói là thành phố Sài Gòn mới đúng chứ.
Như lời đã hứa, Toản giao cho Phạm Thái và Phan Huy Chú quy hoạch lại
toàn bộ đường sá, nhà cửa của thành phố mới. Đây là hai người nổi bật nhất
trong nhóm du học sinh đầu tiên sang Anh Cát Lợi. Cũng không hiểu đây là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.