CẢNH THỊNH ĐẾ TÂN TRUYỆN - Trang 438

do có sự sắp đặt giữa họ hay vô tình mà hai người lại theo học hai ngành
riêng biệt nhưng bổ trợ nhau. Đó là quy hoạch đường sá và quy hoạch nhà
cửa. Sau mấy ngày cùng nhau nghiên cứu, bàn bạc, cả hai cùng quyết định
bắt tay từ Gia Định. Đây là khu vực chính của thành Phụng hay thành Bát
Quái ngày trước. Các con đường đan xen với nhau theo đường thẳng thành
hình bàn cờ. Vả lại, bề rộng của các con đường đều tương đương nhau, cho
phép bốn chiếc xe ngựa lớn cùng di chuyển theo hàng ngang.

Trước tiên, Phan Huy Chú với ngành học quy hoạch đường sá đã làm

liền hai bản vẽ. Bản thứ nhất rất đơn giản, nó chính là sự phân bố của các
con đường hiện hữu. Điều khác biệt so với hệ thống đường sá cũ đó là một
con đường sẽ bao gồm lòng đường rộng lớn để xe cộ qua lại và hai vỉa hè ở
hai bên dành cho người đi bộ. Bản thứ hai, anh cho xây dựng hệ thống
đường thoát nước. Phải biết, thời điểm này, các thành phố lớn ở châu Âu
đều có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh bên dưới các con đường. Phan Huy
Chú quyết định khu vực này sẽ có một đường thoát nước chính, đặt sâu bên
dưới, cách mặt đường bốn mét. Anh gọi đây là đường thoát nước cấp một.
Đã có cấp một thì đương nhiên sẽ có cấp hai. Đó là những đường thoát
nước nằm cắt ngang đường cấp một và được đặt cách mặt đất ba mét rưỡi.
Và cuối cùng là đường thoát nước cấp ba, chạy song song với đường cấp
một, nằm cách mặt đường ba mét. Theo bản vẽ, nước thoát từ mỗi căn nhà
sẽ theo những đường ống nhỏ hơn đổ vào một chiếc hố sâu gọi là cống. Từ
đây, nước thải sẽ đổ vào các đường cấp ba rồi chảy vào cống của đường cấp
hai. Nước thải của những nhà nằm trên đường cấp hai sẽ đổ vào cống của
đường cấp hai và cũng tương tự với những nhà nằm trên đường cấp một.
Như vậy, nếu nhìn tổng thể thì nước thải sẽ theo đường cấp ba đổ vào cấp
hai rồi đến cấp một. Các miệng cống đều có nắp đậy với những lỗ nhỏ cho
nước mưa chảy xuống và cứ bốn căn nhà sẽ có một cống đặt bên vệ đường.
Cuối đường thoát nước cấp một sẽ là một trung tâm nước thải với ba miệng
cống lớn hình tròn, đường kính năm mét, sâu tám mét đặt nối tiếp nhau và
sau đó là đường ống đổ ra sông Đồng Nai. Để tạo nên các đường thoát
nước này, Chú đã huy động các thợ gốm sứ làm ra những đường ống hình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.