căn nhà cao nhất cũng chỉ có hai tầng, bề ngang là tám mét. Vả lại, khi xây
dựng đường sá cũng là lúc dân cư sinh sống ở đây đồng thời cho xây lại
nhà mình. Vì thế, thời gian năm năm là khả thi. Hai anh quyết định, trong
năm đầu tiên, họ sẽ hoàn thành khu vực Gia Định cùng khu nhà xưởng
vùng Tây Bắc. À, cũng phải nói thêm, đường đất cũng không còn tồn tại
nữa. Sau khi lắp đặt các đường ống thoát nước, lấp đất đá, trên bề mặt sẽ là
một lớp phủ của hỗn hợp chất kết dính và cát, đá dày một tấc. Hai vỉa hè
cũng được lát đá.
Ba năm thấm thoát trôi mau. Thành phố Sài Gòn nay đã thành hình
trước thời hạn. Nó đã bắt đầu mang dáng dấp của một trung tâm kinh tế, tài
chính với bốn quận. Theo đó, các quận được đánh số từ một đến bốn tương
ứng với các khu vực Gia Định, Sài Gòn, Chợ Lớn, Tây Bắc. Các con đường
cũng đặt tên bằng hai số đại diện cho quận và số thứ tự của nó trong quận,
giữa hai số lại được ngăn cách bở một dấu gạch ngang. Trên mỗi quận đều
có hai bệnh viện lớn, một của Đông Y và một của Tây Y. Lại nữa, trừ quận
một, ba quận còn lại đều có ba trường tiểu học, hai trường sơ trung và một
trường cao trung phục vụ cho việc giáo dục. Trước mắt, trong năm năm
này, tất cả các trường dù là sơ trung hay cao trung đều được dùng để dạy
học cấp một, đến năm thứ sáu, tức là năm hiện tại, 1807, các trường sơ
trung sẽ chính thức hoạt động và sau đó sẽ tương tự với trường cao trung.
Có câu "dùng người thì không nghi", từ ngày đăng cơ, Quang Toản tỏ ra
vô cùng tin tưởng khi đặt thành phố Sài Gòn vào tay vị tổng trấn năm xưa
của thành Gia Định, Lê Văn Duyệt. Phải nói, trong số quan lại, binh tướng
triều Nguyễn, không ai hiểu rõ nơi đây bằng ông. Giờ đây, ở triều đại mới,
Duyệt càng chứng tỏ được bản lĩnh của mình. Nhờ ông mà Phan Huy Chú
và Phạm Thái luôn có đầy đủ tiền mà kiến tạo thành phố.
Lại có câu "phi thương bất phú", Lê Văn Duyệt liên tục đưa ra những
chiến lược phát triển thương nghiệp vô cùng hiệu quả. Thành phố Sài Gòn
dù vừa phải lo xây dựng, vừa phải đảm bảo cho cuộc sống của mấy trăm