tiếp cầm quân. Các vị có tầm nhìn. Thế nên việc đứng ở một bên chỉ đạo,
tạo điều kiện cho các sĩ quan trẻ để họ ra sức cống hiến sẽ hay hơn. Không
biết, ý của Võ Tánh tướng quân thế nào?
- Ý kiến này rất hay. Thần nghĩ, điều này sẽ phù hợp với chúng thần.
Ngoài ra, phần của thần, khẩn mong Bệ hạ cho thần đảm nhiệm công việc
đào tạo sĩ quan. Thần muốn truyền kinh nghiệm của mình cho lớp trẻ.
- Thế còn hải quân? - Người hỏi Nguyễn Văn Thành.
Nguyễn Văn Thành cũng giống Vũ Văn Dũng ngày trước. Ông là tướng
quân nhưng lại có chiều hướng thích và gắn bó với hải quân. Bởi vậy, ông
không quan tâm sao được khi mà còn đó cả trăm chiến thuyền và lính thủy.
- Tôi cũng tính cả rồi. Đoàn thuyền đang neo đậu ở Cam Ranh đáp ứng
được nhu cầu cho thời cuộc chỉ là một phần hai, tức là khoảng ba trăm
chiếc. Điều này vừa khéo lập thành một hạm đội. Cái cần làm là bổ sung
thêm ba chiếc Định Quốc nữa là đủ, việc này cũng không lo, năm sau
chúng ta sẽ hoàn thành. Như vậy, chúng ta sẽ có bốn hạm đội. Trong đó, sẽ
có sự luân phiên trú đóng ở ba miền và một hạm đội viễn dương tuần
duyên. Cứ hai năm sẽ có một đợt luân chuyển.
- Vậy số còn lại thì sao? - Thành hỏi tiếp.
- Một nửa trong số đó, ta sẽ cải biến chúng thành thuyền buôn và bán
cho thương nhân. Việc này sẽ được giới thương buôn ủng hộ. Bởi lẽ, có vài
chiếc chiến thuyền trong thương đội sẽ giúp họ có thể chủ động đối phó
cướp biển. Số còn lại, ta sẽ bán cho các nước khác. Dù gì thì chiến thuyền
của chúng ta cũng là số một ở châu Á.
Nói như Huy, xem ra vấn đề thứ hai đã được giải quyết. Mà quả vậy,
mọi người hết sức ủng hộ. Nhất là đối với hải quân, giải pháp này vừa giúp
nước nhà có thêm tiền để xây dựng, lại không lãng phí. Lúc này, Toản mới
nêu vấn đề thứ ba.