đứng ra tranh cử. Một bầu không khí tuyên truyền, vận động phiếu bầu vô
cùng sôi nổi diễn ra trên cả nước. Phải nói người vui mừng nhất là dân
chúng. Họ hiểu, từ nay, tiếng nói của mình đã có giá trị, mỗi ứng cử viên là
người đại diện cho chính họ. Cuối cùng, ba trăm lẻ một người trúng cử, trở
thành Hạ nghị sĩ. Nhiệm kỳ của lưỡng viện Quốc hội đều là bốn năm. Lúc
này, các đảng phái chưa phân. Theo ý Toản, rồi cũng sẽ phát sinh đảng phái
sau nhiệm kỳ đầu tiên. Anh cũng khống chế cả nước chỉ có hai đảng gọi là
Cánh Tả và Cánh Hữu.
Việc Toản làm cũng chỉ dừng lại ở đó. Mọi việc sau này thì cứ hết một
nhiệm kỳ sẽ đâu vào đó. Anh cũng yên tâm lui vào hậu trường rồi. Cũng
theo ý Toản, vị Thủ tướng đầu tiên là được chỉ định không cần phải bầu cử.
Việc này cũng gây ra không ít tranh cãi. Tất cả đều xoay quanh việc lý do
gì mà nhà vua lại không chọn một trong hai người anh của mình mà là một
người khác. Kể ra tân Thủ tướng cũng chẳng phải xa lạ gì, chính là Nguyễn
Phúc Đảm, con trai Nguyễn Ánh và cũng là Bộ trưởng Bộ Khoa học. Lý
giải cho việc này, Toản ra lệnh: “Tất cả người Hoàng tộc trực hệ ba đời của
nhà vua có thể làm bộ trưởng, không được làm Thủ tướng. Như vậy, Hoàng
tộc có thể giữ vị trí trung lập và tránh sự chuyên quyền”.
Tân Thủ tướng Nguyễn Phúc Đảm lại chọn ra những bộ trưởng mới
cùng những người khác cho nội các của mình. Nhóm người này trừ mấy vị
bộ trưởng, còn lại đều có thể không phải là Nghị viên. Một điều nữa, tất cả
thành viên nội các đều còn rất trẻ. Phần lớn trong số họ đều là lứa du học
sinh thứ nhất và thứ hai năm xưa.
Mọi công tác đã hoàn tất. Ngày 5 tháng 7 năm 1802, tức là vừa tròn hai
mươi năm Toản đến thời đại này và cũng là ngày Quốc khánh, toàn thể nội
các chính phủ đến ra mắt nhà vua. Và đây cũng là ngày mà vị tân Thủ
tướng tuyên thệ nhậm chức. Toản nói vài lời dặn dò rồi chúc phúc cho
người em nuôi của mình trên điện rồi mỉm cười, ngồi xuống. Nguyễn Phúc
Đảm lại nói một bài diễn văn trước mặt các vị đại diện cho lưỡng viện