- Nói như thế cũng không có nghĩa là hoàng gia không còn tồn tại.
Tiếng nói của quân vương vẫn còn nguyên giá trị. Chỉ là khi đất nước bình
an, hoàng gia sẽ lui vào hậu đài, nhường chỗ cho cơ quan đại diện cho
người dân gọi là Quốc hội. Đến khi đất nước gặp phải binh biến hay những
người cầm lái đất nước tha hoá, trở nên vị kỷ, không biết lo cho dân, gây
thiệt hại cho dân thì nhà vua mới ta tay giải tán quốc hội. Đến khi mọi sự
bình an, hoàng gia lại một lần nữa lui về. Làm như vậy để đảm bảo đất
nước luôn ổn định, những kẻ có dã tâm không dám làm bậy vì nhà vua vẫn
còn đó. Hoàng thân quốc thích cũng không phải là ngồi mát ăn bát vàng mà
vẫn phải lao động kiếm sống như bao người. Các khanh đã hiểu ý trẫm
chưa?
- Thần đã hiểu. Bệ hạ quả là anh minh và nhìn xa trông rộng – Tuyết
nói.
- Anh cũng không ngờ rằng chú nhìn xa như vậy – đến lượt Quang Thuỳ
lên tiếng.
- Nghĩa tử! Người làm cha này quả thật là u mê. Đất nước nếu rơi vào
tay ta có lẽ chẳng được như thế này đâu. Ta tâm phục khẩu phục rồi.
Toản lúc này chỉ mỉm cười, không nói. Anh hiểu nếu nói nữa thì hoá ra
mình tự kiêu. Đôi khi im lặng chính là câu trả lời tốt nhất.
Cuối cùng thì việc này cũng được thông qua. Toản hướng dẫn cho bá
quan từng bước một. Đầu tiên, mọi người chọn ra trong số quan chức cùng
toàn thể bộ chính trị tổng cộng một trăm năm mươi mốt người, gọi là
Thượng nghị viện Quốc hội. Mỗi người trong số đó gọi là Thượng nghị sĩ.
Đứng đầu là Thủ tướng, kiêm luôn vai trò Chủ tịch Quốc hội.
Sau khi cơ cấu thượng tầng đã xong, mọi người lại cho tổ chức tổng
tuyển cử cơ quan thứ hai là Hạ nghị viện. Tất cả những người có tài, học
vấn cấp Đại học trở lên, tức là đã hoàn thành cấp lớp Vào đời đều có quyền