CAO BÁ QUÁT, CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP - Trang 16

Trời ảm đạm u sầu
Cảnh hoang tàn đói rét
Dân nghèo cùng kiệt
Kẻ lưu lạc tha phương
Người chết chợ chết đường...
...Là cái thời Tự Đức.

Cuối cùng những nỗi hờn căm vì bị bốc lột, bị áp bức...biến thành những
làn sóng đấu tranh quyết liệt của nhân dân lao động ở nhiều miền trên đất
nước, chống lại chế độ thống trị của nhà Nguyễn. Chỉ tính riêng khoảng
thời gian từ 1847 đến 1862, tức trước khi vua Tự Đức ký hòa ước nhường
cho Pháp 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, đã có hơn 40 cuộc nổi dậy, trong đó có
cuộc khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854-1856) ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) là
tiêu biểu nhất.
II. Nguyên nhân trực tiếp:
Năm 1851[2], không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát phải
rời kinh đô Huế đi làm Giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây). Một lần nữa,
ông lại trở về quê để cùng khổ với dân, để suy nghĩ thêm về những chính
sách hà khắc của triều đình và thêm quyết tâm đánh đổ triều đình.
Giữa năm 1853, lấy cớ về nuôi mẹ già, ông xin thôi dạy học. Vào tháng 6,
tháng 7 năm ấy tại miền Bắc, châu chấu bay mù trời, lúa má bị chúng cắn
sạch, nạn đói hoành hành, mọi người đều ta thán.
Theo một số nhà nghiên cứu thì nhân lúc ấy, Cao Bá Quát đã đứng lên tụ
tập nhân dân (hoặc tham gia lãnh đạo) bí mật chuẩn bị một cuộc khởi nghĩa
chống Nguyễn tại Hà Nội. Đề cập đến vấn đề này, GS. Nguyễn Phan Quang
viết:
Thực ra, cũng như bao sĩ phu khác, Cao Bá Quát vào đời bằng con đường
khoa cử và muốn giúp đời bằng con đường làm quan, nhưng càng ngày ông
càng cảm thấy bế tắc. Hàng ngày, ông nhìn thấy bao cảnh đói khổ của
nông dân và bất công của xã hội. Tuy có lúc ông tỏ ra bi quan chán nản,
nhưng vốn tính kiên cường, ông không thể tìm lối thoát nào khác ngoài con
đường vùng dậy đấu tranh. Và cuộc khởi nghĩa do chính ông vận động và
tổ chức là một hệ quả tất yếu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.