CAO BÁ QUÁT, CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP - Trang 20

Và sau lần tiến đánh không thành công ở huyện lỵ Phù Cừ (thuộc Hưng
Yên), đến năm 1856, đội ngũ nghĩa quân đã gần như tan rã hẳn.
Nhìn lại, cuộc khởi nghĩa chỉ mạnh mẽ ở cuối năm 1854 đến đầu năm
1855. Sau những thắng lợi ban đầu ở Ứng Hòa, Thanh Oai, thì nghĩa quân
bị đàn áp và khủng bố dữ dội, nên liên tiếp chịu nhiều thiệt hại. Sau trận
thua ở Yên Sơn, Cao Bá Quát bị giết chết, sức chiến đấu của nghĩa quân kể
như không còn gì. Trận Phù Cừ chỉ phản ánh những cố gắng cuối cùng của
nghĩa quân mà thôi.

IV. Lý do thất bại:
Ở nửa đầu thế kỷ 19, cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, là một trong vài cuộc nổi
dậy lớn, tuy ngắn ngủi nhưng có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Tuy nhiên, như
nhiều cuộc nổi dậy trước và sau nó, mặc dù quyết liệt, nhưng vẫn đi đến
thất bại.
Theo nghiên cứu chưa đầy đủ, thì đây cũng chỉ là một cuộc nổi dậy mang
đậm tính địa phương riêng rẽ, tổ chức chưa được chu đáo, chiêu bài phò Lê
đã mất tính chất hấp dẫn, thiếu một phương thức chiến đấu, thế lực hào
mục yếu ớt, vũ khí hãy còn thô sơ,...Vì lẽ ấy, cuộc khởi nghĩa sớm bị đập
tan bởi sự trấn áp mạnh mẽ bằng quân sự của triều Nguyễn.

V. Vài vấn đề liên quan:
Tuy thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương và cái chết của Cao Bá
Quát cũng đã gây được một tiếng vang lớn, và đã làm xúc động nhiều
người. Vì vậy, có nhiều giả thuyết và giai thoại liên quan đến cuộc đời ông.

5.1 Về vai trò Cao Bá Quát trong cuộc khởi nghĩa Minh Lương, hiện
tồn tại hai ý kiến:
•Một, ông chính là người khởi xướng. Theo ý này có Vũ Khiêu, Nguyễn
Phan Quang,...
•Hai, ông chỉ là người đi theo (hoặc được mời) rồi cùng tham gia lãnh đạo.
Theo ý này có Trần Trọng Kim, Nguyễn Lộc, Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn
Bá Thế, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Anh,...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.